Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng tôm cũng vậy, phải bón phân hữu cơ, phân vô cơ để gây màu nước trước khi thả tôm giống…
Khi bón phân cũng như trong lúc đang nuôi, thức ăn dư thừa “chứa chất hữu cơ” là thức ăn cho tảo thì tảo bùng phát, tảo phát triển nhiều quá, mà tảo bị sập thì không tốt, đi đến tình trạng thúi nước làm thiếu oxy ô nhiễm môi trường gây sốc cho con tôm và mang đến tử vong.
Muốn kềm chế tảo bùng phát thì phải đánh men vi sinh cho tôm định kỳ, con men vi sinh xử lý thức ăn dư thừa dọn dẹp đáy ao.
– Phân bón và thức ăn dư thừa tạo cho tảo bùng phát.
– Con men vi sinh xử lý thức ăn dư thừa dọn dẹp đáy ao.
Trong ao, tảo bùng phát thì bị con men vi sinh kềm chế (control)…do đó lúc nào trong ao cũng có đầy đủ tảo, không dư không thiếu…
Khi tảo, vừa được phân bón và thức ăn dư thừa để tăng trưởng, vừa bị con men vi sinh kềm chế (cắt và hạn chế thức ăn cho tảo), tảo không nhiều không ít vừa đủ ĐÓ LÀ MÀU NƯỚC TRONG AO TỐT…tốn tiền bón phân…tốn tiền men vi sinh kềm chế…nghịch lý có đúng không!!!
Nhưng đó là thuận lí, bởi vì con men vi sinh xử lý thức ăn dư thừa (hư thối tạo ra Ammonia NH3), dọn dẹp đáy ao.
Khi tảo bị kềm chế bởi con men vi sinh tức là môi trường pH không bị dao động, pH được ổn định, con men vi sinh xử lý ao đem lại SỰ CÂN BẰNG HỆ SINH THÁI.
Cho nên đánh men vi sinh định kỳ là điều tối cần thiết trong qui trình nuôi trồng tôm / cá.
Và nên nhớ rằng dòng đời của con men chỉ sống từ 3-14 ngày, nhưng theo qui trình truyền thống đánh men vi sinh định kỳ 15 ngày là sai, bởi vì có ai biết được từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 14 con men vi sinh có còn sống trong ao hay không?
Nếu rủi như chúng chết hết trong thời gian từ ngày 4 đến ngày 15, thì lúc đó thức ăn dư thừa thối rữa, không ai dọn dẹp, tạo ra môi trường cho con virút xâm nhập bùng phát, khi phát hiện dịch bệnh thì đã muộn rồi, cho nên phải đánh men vi sinh định kỳ từ 5-7 ngày một lần.
Con men vi sinh cũng cần khí oxy để thở trong lúc chúng làm việc, cho nên phải cung cấp OXY ĐÁY AO là điều cần thiết và lượng oxy phải tăng gấp 2-3-4 lần “HƠN” qui trình nuôi công nghiệp (qui trình nuôi khép kín = Biofloc mật độ dầy).
Tags: nuoi tom, nuoi trong thuy san, thuy san, con tom, nuoi tom, ao nuoi tom, quan li trong nuoi tom, men vi sinh