Các nguyên nhân khiến tôm chậm lớn người nuôi nên biết
Tôm chậm lớn, bỏ ăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cảu vụ nuôi. Vậy nguyên nhân khiến tôm chậm lớn là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1/ Các nguyên nhân khiến tôm chậm lớn
Nguyên nhân tôm chậm lớn có thể do con giống, thức ăm, tôm bị nhiễm bệnh,… xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp người nuôi tìm ra phương pháp phòng trị hiệu quả, cụ thể như sau:
– Con giống: Con giống kém chất lượng, lớn không đồng đều.
– Thức ăn: Sử dụng các thức ăn kém chất lượng, không đủ chất dinh dưỡng cần thiết giúp tôm chậm lớn.
– Cho ăn không đúng cách, thức ăn không phân bổ đều khiến tôm phân đàn, chậm lớn, lớn không đồng đều, năng suất giảm.
– Do vi khuẩn, Virus: các loại vi khuẩn, virus ký sinh đường ruột, gan tụy làm suy yếu giảm ăn, chậm lớn. Tôm bị các loại vi khuẩn, virus ký sinh đường ruột, gan tụy làm suy yếu giảm ăn, chậm lớn và thậm chí không lớn. Nổi bật là HPV, MPV ký sinh gan tụy của tôm gây bệnh tôm còi, chậm lớn.
– Do tôm nhiễm bệnh phân trắng, bệnh đóng rong, tôm cũng sẽ giảm ăn và chậm lớn
– Do việc lạm dụng chất kháng sinh liên tục ở liều cao trong sản xuất, ương gièo để điều trị bệnh nhiễm khuẩn của tôm giống đã làm giảm sức kháng bệnh của tôm khi đưa vào nuôi, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn dẫn tới tình trạng tôm chậm lớn, còi cọc làm tăng hệ số sử dụng thức ăn, tăng chi phí.
– Các yếu tố môi trường không ở mức ổn định, ao nuôi có nhiều khí độc cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn.
2/ Để giúp tôm lớn nhanh, năng suất cao bà con cần lưu ý:
– Chọn thức ăn chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
– Chọn giống chất lượng, kích cỡ đồng đều từ nhà cung cấp giống uy tín
– Quản lý tảo trong ao nuôi, khi tảo phát triển quá mức hoặc mất tảo đột ngột cần xử lý ngay.
– Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước ao nuôi như nhiệt độ, Oxy hòa tan, pH…để điều chỉnh cho phù hợp
– Thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch nước ao, ức chế vi khuẩn gây hại, giúp cân bằng sinh học trong ao nuôi, hạn chế dịch bệnh gây hại cho tôm.
– Bổ sung thêm CompreZyme vào khẩu phần thức ăn cho tôm nuôi. Sản phẩm cung cấp nhiều loại enzyme thiết yếu mà tôm, cá không thể tự tổng hợp được, cần thiết cho việc chuyển hóa các loại protein khó tiêu hóa. Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR, cải thiện hệ miễn dịch cho tôm, cá. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm các nguồn dinh dưỡng tự do trong ao nuôi – nguyên nhân phát sinh hiện tượng tảo nở hoa và sự phát triển của vi khuẩn Vibrio
Tôm chậm lớn đang là lỗi lo của người dân ĐBSCL khi mà vụ nuôi đầu năm sắp phải hoàn thành. Do đó, quý bà con cần xác định ngay nguyên nhân tôm chậm lớn là do đâu để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.