Cách làm phôi nấm bào ngư xám, trắng, vàng, Nhật hiệu quả cao
Đây là một công đoạn cực kỳ quan trọng quyết định đến chất lượng nấm tạo ra. Chúng ta cần làm gì để có được phôi tốt nhất? Sau đây là những điều quan trọng trong cách làm phôi nấm bào ngư mà chúng tôi đã được chia sẻ và đúc kết lại.
Công việc làm phôi chính là tạo ra môi trường dinh dưỡng để cho nấm sinh trưởng và phát triển. Ngoài yếu tố điều kiện chăm sóc, nếu môi trường dinh dưỡng không tốt thì nấm sẽ chậm phát triển, cây nhỏ và trọng lượng thấp.
Bịch phôi nấm là một túi nguyên liệu đã được xử lý qua nhiều công đoạn trước khi đem cấy giống. Một quy trình làm phôi thường gồm ba công đoạn chính: Xử lý nguyên liệu, đóng gói và hấp thanh trùng, cấy meo.
Xử lý nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu làm phôi. Nguyên liệu để làm phôi nấm hiện nay rất đa dạng, tùy theo vùng miền mà chúng ta có thể tận dụng các nguyên liệu khác nhau như: Rơm khô, mạt cưa, xác bắp, bã mía.…. Các nguyên liệu này thường chứa các vi khuẩn do đó cần phải được làm sạch trước khi được đóng bịch tạo phôi.
Để làm sạch trước tiên nguyên liệu thường được tạo độ ẩm bằng nước vôi Ph 13, sử dụng nước vôi tùy theo trọng lượng nguyên liệu đóng ủ.
Sau khi tạo độ ẩm nguyên liệu sẽ được đem đi ủ. Kỹ thuật ủ cốt lõi nằm ở việc bao ủ và đảo nguyên liệu. Bao ủ kín để nhiệt độ bên trong luôn được duy trì từ 60-80 độ C. Điều này giúp các vi khuẩn bên trong được tiêu diệt và xác nguyên liệu nhuyển cần thiết. Thời gian ủ thường từ 6-9 ngày. Trong quá trình ủ cần phải đảo để nguyên liệu được ủ đều, sinh nhiệt tốt và diệt các mầm bệnh tối đa.
Nguyên liệu để làm phôi không đơn giản chỉ là xác mía, mùn cưa… mà chúng ta cần phải bổ sung nhiều nguyên liệu thành phần khác như cám bắp, cám gạo… các thành phần khác như Ure, DAP. Việc sau này nấm phát triển nhanh hay chậm, chất lượng như thế nào, hiệu quả nuôi trồng cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung những loại nguyên liệu nào với tỉ lệ bao nhiêu % để tạo ra được nguồn dinh dưỡng phong phú và đầy đủ nhất cho nấm phát triển.
Cách làm nấm bào ngư hiệu quả cao
Cách làm nấm bào ngư hiệu quả cao
Hấp thanh trùng và cấy giống
Đóng túi: Thường sử dụng túi ni lông kích thước 19cm x 35cm. Tùy theo nguyên liệu mà túi dùng cũng có thể khác nhau. Các túi trước khi đem đóng phải được thanh trùng tuyệt đối. Chúng ta có thể đóng bịch bằng tay hoặc sử dụng máy đóng bịch phôi nấm bào ngư.
Đây là giai đoạn cuối cùng để có một bịch phôi nấm bào ngư hoàn chỉnh. Việc hấp thanh trung hiện nay rất nhiều cách khác nhau, mỗi cách có những ưu nhược điểm nhất định. Tùy vào chi phí và điều kiện của mỗi người trồng nấm mà chúng ta có thể hấp thủ công hoặc dùng đến máy móc với các thiết bị đầy đủ. Việc khử trùng phổ biến hiện nay chủ yếu dùng nhiệt ẩm trong điều kiện có hoặc không có áp suất. Nếu chúng ta phát triển quy mô lớn thì nên đầu tư một lò hấp bịch phôi nấm bào ngư.
Cấy meo nấm bào ngư
Nếu bịch phôi là môi trường cung cấp chất dinh dưỡng thì việc chọn và cấy giống rất quan trọng quyết định đến năng suất của nấm. Sau khi hấp xong để nguội, chúng ta sẽ có bịch phôi đã được khử trùng đủ điều kiện để cấy meo.
Việc cấy meo nấm bào ngư phải đảm bảo về nguồn giống đem cấy, không nên cấy truyền quá nhiều lần, meo phải thực sự thuần khiết.
Phòng cấy phải sạch sẽ, được khử trùng, không có gió, không bụi bẩn.Do đó cách làm meo nấm bào ngư thường được áp dụng trong phòng thí nghiệm nơi mà yếu tố khử trùng được đảm bảo tuyệt đối, cũng như điều kiện nghiên cứu đầy đủ để có một giống tốt.
Công đoạn làm bịch nấm bào ngư đến đây coi như đã hoàn thành. Để biết hiệu quả của sản phẩm mình tạo ra chúng ta cần theo dõi trong suốt quá trình chăm sóc sau này. Nếu chưa thành thạo kỹ thuật các bạn có thể tìm đến các trại nấm bào ngư ở quận 9, tphcm, hoặc trại nấm bào ngư ở Long Khánh, Đồng Nai để học hỏi.
Một số trường hợp thường gặp đối với bịch phôi nấm bào ngư trong quá trình chăm sóc
– Bịch phôi nấm bào ngư có nhiều vế đen, loang lỗ, bịch phôi nấm mềm, bóp dễ vỡ. Điều này là do nước đã vào bên trong bịch đọng lại trong quá trình tưới, gây úng.
– Nấm không mọc. Nguyên nhân là do phôi nấm bào ngư có thể đã bị nhiễm mốc, nấm tạp hoặc bị úng
– Các tơ nấm chậm phát triển, thời gian nấm ra lâu có thể phôi nấm bị khô, thiếu nước và độ ẩm cần thiết. Trong khi đó có thể nhiệt độ bất thường, cao hơn mức cho phép.
– Cây nấm nhỏ, kém năng suất. Thường do cách chăm sóc và các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm không đảm bảo. Tuy nhiên nếu bịch phôi nấm nghèo về dinh dưỡng thì hiển nhiên nấm sẽ chậm ra và không có cơ hội phát triển hơn nữa.
Các yếu tố cần đảm bảo trong quá trình chăm sóc phôi nấm bào ngư
– Cung cấp nước, độ ẩm cho phôi. Nước được tưới đều, phun sương chỉ làm mát nấm, và làm ẩm môi trường xung quanh. Không tưới trực tiếp vào phôi nâm.
– Ánh sáng, gió, nhiệt độ không được vượt mức cho phép
– Gió, môi trường thoáng khí, không có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động.
Việc làm phôi thực ra không khó, nhưng để có một bịch phôi nấm bào ngư tốt đem lại hiệu quả cao người trồng nấm cần phải trải qua nhiều lần thực hành, nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm.
Để vượt qua khó khăn ban đầu chúng ta nên tìm đến những cơ sở trồng nấm đã thành công để học hỏi và nâng cao kiến thức.