Thuận lợi và khó khăn khi khởi nghiệp với nghề trồng nấm
I. NHỮNG THUẬN LỢI CỦA NGHỀ TRỐNG NẤM
11. Những chính sách của nhà nước đối với nghề trồng nấm?
Trong những năm gần đây, các Bộ, các Ngành đã có những văn bản, chính sách khuyến khích cho nghề nấm phát triển là:
Công văn số 241/CP-NN ngày 14 tháng 3 năm 2000 của Văn phòng Chính phủ gửi các Bộ: Bộ Nông nghiệp & PTNT; Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc “Hỗ trợ phát triển sản xuất nấm Rơm”
Quyết định số 3211/QĐ-BNN-XD ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt dự án: “Phát triển một số giong nấm chất lượng cao giai đop 2006 – 2010″.
Quyết định số 1831/QĐ-TT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình: “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015”. Trong đó triển khai các dự án sản xuất giống nấm, nuôi trồng nấm ăn – nấm dược liệu tại hơn 10 tinh thành phố trong thời gian từ 2012 – 2015.
Quyết định số 2441/ỌĐ-TT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình phát; triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020″
Quyết định sổ 439/QĐ-TT ngàv 16 tháng 4 nàm 2012 cùa Thú tướng Chinh phủ về việc phê duyệt “Danh mục sản phẩm quốc gia” thuộc Chương trình phát triền sản phàm quốc gia thực hỉện từ năm 2012 đến năm 2020. Trong đó có sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu.
Quyết định số 2690/QĐ-BNN-KHCN ngày 12 thảng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu”.
Một số địa phương đã có Đề án cụ thể cho chương trình nấm như: Hỗ trợ giống nấm; Hỗ trợ xây dựng lán trại; Hỗ trợ lò sấy, lò hấp; Công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ; Ngân hàng chỉnh sách xã hội cho vay vốn; Ưu tiên cho thuê đất lâu dài để sản xuất; Đồng thời tư vấn, hỗ trợ cảc thủ tục pháp lý, quản lý hành chính….
12. Thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm ở nước ta về mặt nguyên liệu như thế nào?
Nước ta là nước nông nghiệp, giàu tiềm năng về lâm nghiệp, nguồn phế phụ liệu sẵn có khắp nơi, dồi dào, rẻ tiền như: rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân cây và lõi ngô, thân cây đậu, phân gà, phân chuồng… và trong quy trình sản xuất hầu như không cóthứ gi phải nhập ngoại hoặc khó tỉm.
Nguyên liệu chính rất dễ kiếm và thuận lợi để trồng nẩm. Nguồn nguyên liệu tại chỗ từ rơm rạ, thân lõi ngô, bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn (vài chục triệu tấn) giả rẻ. Phụ phẩm như phân chuồng (phân bò, heo, gà…), bột ngô, cám gạo, bột dậu tương, phân vô cơ… thì hầu như bất cứ địa phương So với các ngành nghề nông nghiệp khác, Aguyte liệu đầu vào của ngành nấm, ta có thể tự túc đến hơn 90%
13. Tai sao có thể nói thời tiết của nước ta thích hợp với nghề trồng nấm?
Tuy Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 2 vùng khí hậu riêng biệt: miền Bắc từ đèo Hải Vân trở ra mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Nam mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới. Điều kiện tự nhiên của nước ta (nhiệt độ, độ ẩm…) rất thích hợp cho nấm phát triển. Cả hai nhóm nấm (nhóm ưa nhiệt độ cao: nấm Rơm, Mộc nhi); nhóm ưa nhiệt độ trung bình, nhiệt độ thấp đều trồng được. Có thể phân vùng như khu vực phía Nam tập trung nuôi trồng các loại chịu nhiệt cao như nấm Rơm, Mộc nhĩ..khu vực phía Bắc tập trung nuôi trồng nấm chịu lạnh như nấm Mõ, nấm Hương, nấm Sò… hoặc lựa chọn chủng giống nuôi trồng theo mùa vụ.
14. Tại sao nói nguồn nhân lực của nước ta thích hợp với nghề trồng nấm?
Lực lượng lao động của nước ta rất dồi dào, giá công lao động rẻ. Tính trung bình 1 lao động nông nghiệp mới chỉ dùng đến 30-40% quỹ thời gian. Mọi lao động phụ đều có thể tham gia vào các công đoạn nuôi trồng nấm.
Các nước và các vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Đài Loan nhập nguyên liệu và thuê lao động từ Việt Nam sang trồng nấm mà sản phẩm nấm họ lại xuất sang bán tại Việt Nam, điều đó khẳng định Việt Nam thuận lợi về nguyên liệu, nhân lực, thị trường.
15. Thị trường tiêu thụ nấm ăn như thế nào?
Thị trường tiêu thụ các loại nấm ăn và nấm dược liệu ngày càng mở rộng. Giá bán nấm tươi ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cao gấp 2-3 lần giá thành sản xuất (nấm Mỡ: 45.000đ/kg, nấm Sò: 25.000đ/kg, nấm Rơm 35.000đ/kg). Riêng thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng 40 – 60 tấn nấm tươi các loại. Nhu cẩu ăn nấm của nhân dân trong nước ngày càng tăng do nhiều người đã hiểu được giá trị dinh dưỡng và lảm thuốc cúa nấm. Trong tình hình giá cả các loại thực phẩm thông dụng hỉện nay như thịt, cá, rau có biến động tăhg vọt về giá và đặc biệt là vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, thì nấm ăn là nguồn thực mhẩm càng được người tiêu dùng chú trọng. Thị trường xuất mhẩu nấm Mỡ muối, nấm Rơm muối, sấy khô, đóng hộp của Việt Nam ra nước ngoài, có thể nói: chúng ta chưa đáp ứng đủ. Nếu chúng ta sản xuất được 1 triệu tấn Mộc nhĩ, nấm Mỡ, nấm rơm để chế biến xuất khẩu/năm thì riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD/năm, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước mà không phải nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị như các ngành sản xuất, xuất khẩu khắc.
+ Thị trường trong nước tăng cao do nhu cầu ăn nấm ngày càng tăng, do nhiều người đã hiểu được giá trị dinh dưỡng và dược liệu của nấm. Số lượng nấm cung cấp chưa đủ và chưa đều, vảo các ngày cuối tuần, ngày lễ tết thường bị “cháy nấm” vá giá nấm cao gấp 2 – 3 lần ngày thường.
+ Về chất lượng và giá nấm tại thị trường trong nước còn mhưa đạt yêu cầu: chất lượng không được ổn định, giá nấm vẫn còn cao so với một số loại thực phẩm khác và cao hơn sản phẩm hhập khẩu.
– Dự báo nhu cầu đến năm 2015: sản xuất và tiêu thụ đạt khoảng 400.000 tấn nấm các loại.
Trong đó: Nội tiêu: 300.000 tấn (75%); Xuất khẩu: 100.000 tấn (25%)
+ Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 12.000 tỷ đồng/năm, giá trị xuất khẩu đạt 150 – 200 triệu USD/năm.
II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ TRỒNG NẤM
Công nghệ trồng nấm ở nước ta biện nay như thế nào? Công nghệ trồng nấm ở nước ta hiện nay còn rất đơn giản, chủ yếu là sản xuất nấm thủ công, dùng sức người là chính. Có thể nói là “công nghệ thấp” cách xa các nước trồng nấm tiên tiến từ 40 đên 50 năm. Chúng ta chưa có ngành chế tạo máy móc, thiết bị chuyên ngành phụ trợ cho nghề trồng nấm nên tốc độ và mức độ nâng cao công nghệ rất chậm và chưa đạt được kết quả như mong muốn.
17. Trình độ tay nghề của ngưòi trồng nấm như thế nào?
Trong thời gian vừa qua, nhờ thông tin qua sách vở, tài liệu trong và ngoài nước, sự giúp đỡ của các chuyên gia về nấm trong cả nước, đặc biệt được sự giúp đỡ của các cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về nấm ăn và nấm dược liệu của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật nên trình độ nuôi trồng nấm của người trồng nấm được tăng lên rõ rệt. số lượng nấm trồng tăng, năng suất nấm tăng hơn so với những năm trước kia.
Nấm rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng, sâu bệnh, nguyên liệu, nguồn nước, v.v… Trồng nấm phải coi là một nghề mà nghề này đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ về tri thức, kinh tế và quyết tâm cao mới phát triển bền vững được. Bên cạnh đó, nhận thức của ngườỉ dân cũng như việc tiếp nhận kỹ thuật nhân giống, nuôi dưỡng, bảo quản, chế biến và tiêu dùng nấm còn nhiều hạn chế.
18. Kinh nghiệm tổ chức sản xuất nấm ở nước ta hiện nay cần giải quyết thế nào?
Sản xuất nấm là một nghề mới, cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Đảng ủy, chính quyền địa phương đoàn thể quần chúng, tạo điều kiện để người sản xuất yên tâm đầu tư.
– Người sản xuất phải nhiệt tình, tâm huyết và cầnđược bồidưỡng để nâng cao kiến thức đáp ứng được yêu cầu của sản xuất
– Phải tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi trồng nấm từ khâu giống, nguyên liệu, thời vụ, nuôi trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản.
– Người sản xuất nấm có kế hoạch cụ thể với cơ sở cung cấp giống để chủ động được nguồn giống tốt, đúng độ tuổi.
– Xây dựng các cơ sở sản xuất giống nấm ở địa phương, cung cấp kịp thời, đủ lượng, chất lượng đảm bảo.
– Hình thành mạng lưới liên kết chặt chẽ các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
– Việc sản xuất nấm cần phải có quy hoạch, phát triển theo 1 hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đầu tư lán trại, thiết bị phục vụ cho chế biến, bảo quản…
– Các cơ chế chính sách hỗ trợ cần cụ thể, trọng tâm, kịp thời là điều kiện để thúc đẩy sản xuất phát triển.
19. Khi phát triển sản xuất nấm công nghiệp chúng ta thường gặp khó khăn gì?
Một trong những trở ngại lớn đối với sản xuất nấm công nghiệp ở nước ta là vấn đề:
Thiếu nguồn nhân lực
+ Việt Nam chưa có hệ thống đào tạo chuyên ngành Nấm từ bậc sơ cấp nghề đến trên đại học. Phần lớn các cán bộ nghiên cứu, chuyên giao công nghệ, người sản xuất nấm hiện nay đều tự học và đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn sản xuất.
+ Nhận thức của người dân cũng như việc tiếp nhận kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng, bảo quản, chế biến và tiêu dùng. Nấm còn nhiều hạn chế. Trồng nấm theo qui mô công nghiệp đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ về tri thức, kinh tế và quyết tâm cao mới phát triển bền vững được.
Nhà xưởng, thiết bị, công cụ sản xuất nấm
+ Nhà xưởng xây dựng để chuyên trồng nấm còn quá đơn piản, chủ yếu là tranh tre, nứa lá, chưa đảm bảo các yếu tố môi trường thuận lợi cho cây nấm phát triển. Người trồng nấm còn tư huy theo hướng tự cung, tự cấp, tận dụng cơ sở vật chất đã có, chưa mạnh dạn đầu tư một cách bài bản cho một ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
+ Các thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến nấm còn quá ít, chưa có nhà máy nào chuyên chế tạo cung cấp cho người sản xuất. Các đơn vị sản xuất chưa có đầy đủ các thiết bị chuyên dùng như: Máy nghiền nguyên liệu, dây chuyên phối trộn đóng túi mùn cưa, máy đảo trộn Compost, hệ thống tưới nấm, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông thoáng, v.v… Vì vậy cần phải có sự đầu tư trong khâu nghiên cứu và sản xuất hợp lý để đạt tới hướng công nghiệp hoá trong nghề nấm. Các công đoạn sản xuất hiện tại nếu áp dụng theo qui mô công nghiệp chưa liên hoàn, một vài công đoạn vẫn I phải thủ công dẫn tới năng suất lao động thấp, sản phẩm có chất lượng không đồng đều, giá thành còn cao, sức cạnh tranh kém.
Hạn chế về thị trường và xúc tiến thương mại
Nấm ăn là một loại thực phẩm cao cấp như các loại thịt nên việc thu hái, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, tổ chức tiêu thụ phải được thực hiện rất khoa học mới tạo được thị trường lớn và có uy tín với khách hàng.
+ Các đơn vị chế biến nấm chưa tập trung thực hiện chính sách đầu tư để tạo vùng nguyên liệu, dẫn đến tình trạng nhà không đủ nấm chế biến còn người sản xuất nấm không bán
Vốn đầu tư
+ Nếu sản xuất theo qui mô công nghiệp nhà xưởng mà phải xâỵ mới từ đầu thì chi phí lớn (tiền xây nhà xưởng, mua sắm thiết bị) phải khấu hao từ 5 -10 năm.
– Nguồn điện công nghiệp chưa ổn định, đặc biệt là trong mùa nóng; nếu thay thế bằng máy phát điện thì chỉ dủng được trong thời gian ngắn và khó đủ công suất, dẫn đến thiệt hại kinh tế.
20. Nhận thức của cộng đồng xã hội nước ta về nghề trồng nấm như thế nào?
Trước kia người dân thường quan niệm trồng nấm là nghề phụ chi để cải thiện bửa ăn hàng ngày. Ngày nay, quan niệm này đã thay đổi, người dân biết được nghề nuôi trồng nấm là nghề mang lại thu nhập chính và còn làm giàu cho một số hộ nông dân. Bên cạnh đó nhờ sự tuyên truyền từ báo đài, người dân nhận thức được sản phẩm nấm ăn là sản phẩm an toàn, giàu dinh dường, có tác dụng dược học. Xã hội phát triển, nhu cầu về thực phẩm của người dân không những đòi hỏi tươi ngon mà còn giàu dinh dường và an toàn. Ý thức được điều này người dân luôn mong muốn nấm tươi nuôi trồng tại trong nước, đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đa số người dân đều biết rằng trồng nấm ngoài việc mang lại giá trị kinh tế to lớn nó còn giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động; thu gom phế phụ phẩm nông nghiệp trồng nấm là bào vệ môi trường, tạo nguồn phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng, góp phần phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Nhận thức của cộng đồng xã hội nươc ta về nghề trồng nấm đang theo hướng tích cực; bằng chứng là ngày càng nhiều người có nhu cầu ăn nấm, ngày càng nhiều người học nuôi trồng nấm tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật.
21. Sâu bệnh hại nấm ảnh hưởng tới nghề trồng nấm như thế nào?
Nghề trồng nấm đang phải đối mặt với không ít khó khăn do thời tiết, khí hậu,… và đặc biệt là do sâu, bệnh hại gây ra. Sâu, bệnh hại không những làm giảm trầm trọng năng suất, chất lượng mà còn ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu nấm. Các loại sâu bệnh hại nấm ăn và nấm dược liệu gồm:
a) Sâu hại
Có rất nhiều loại sâu hại nấm ăn và nấm dược liệu, trong đó phải kể đến một số loại gây hại chính như:
– Ruồi nấm: Đây là loại ruồi gây hại đáng kể trong sản xuất nấm thương mại. Ở giai đoạn sâu ấu trùng, nó gây hại trực tiếp cho nấm (đục cơ chất gây thối sợi và đục quả thể nấm). Con trưởng thành trích hút quả thể nấm gây các vết thâm đen, cũng có thể gây hại gián tiếp là tác nhân lan truyền nấm mốc, tuyến trùng.
– Tuyến trùng: Tuyến trùng làm giảm số lượng sợi nấm, làm nhũn nát quả thể nấm. Khi có nhiều tuyến trùng trong khu trồng nấm thì sẽ thấy có mùi rất tanh và điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của nấm.
b) Nấm tạp nhiễm gây bệnh
Các nấm tạp nhiễm đó bao gồm: mốc xanh, mốc trắng, đốm nâu, mốc sương, mốc đen, mốc vàng,… Các loại nấm tạp nhiễm khác nhau sẽ có những triệu chứng gây bệnh và mức độ thiệt hại trên các loại nấm khác nhau. Mốc chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra hiểm họa nghiêm trọng cho ngành sản xuất nấm của thế giới. Chúng có sẵn trong cơ chất nuôi trồng nấm, trong không khí và lây lan nhanh chóng làm cho nấm không phát triển thành quả thể được.
Hiện nay, mốc xanh là loại gây bệnh trên nấm ăn và nấm dược liệu ở nhiều nước trên thế giới, nó gây thiệt hại cho người trồng nấm ở nhiều vùng trên thế giới với mức độ thiệt hại trung bình từ 20-80% năng suất.
Hình 2. Nấm mốc xanh gây bệnh trên cơ chất nuôi trồng nấm
Hình 2a. Mốc cam xuất hiện trên bịch dịch phôi
Hình 2b. Bịch dịch phôi bị nấm râu (nấm nhầy)
c) Vi khuẩn và virus gây hại
Chúng gây hại trên các loại nấm trồng khác nhau như nấm Mỡ (Agarỉus hisporus), nấm Hương (Lentinula edodes), nám Sò (osíreatus) và nấm Kim chảm (Fỉamulina veỉutípes)…. Một số loại ví khuẩn đã gây thiệt hạí đáng kể về năng suất cho nhiều vùng trồng nấm trên thế giới. Nó còn gây thiệt hại trong quá trình bảo quản nấm sau thu hoạch. Cho đến nay cũng có biện pháp phòng trử bệnh nhiễm khuẩn nhưng chưa có bpháp nào thực sự thành công, chính vì vậy bệnh này vẫn phải đề phòng là chính.
Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào để khắc phục được các loại bệnh nảy. Việc phòng trừ các tác nhân bệnh hại loại thuốc có bản chất hoá học trong nuôi trồng và sản xuất nấm ăn ngày càng hạn chế do có ảnh hưởng xấu đển sức khỏe người tiêu dùng, tạo ra sự đề kháng và gia tăng sự làm giảm tác dụng hoặc vô hiệu hoá đối với chính các tác nhân phòng trừ hoá học. Do vậy, việc phòng trừ tồng hợp đang được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao.
Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp đã chứng minh rằng: mốc xanh, mốc trắng … là những loại nấm gây bệnh trầm trọng, chúng ký sinh nuôi trồng, nút bông, quả thể và sợi nấm ăn, nấm dược liệu. Chúng tấn công ngay từ khâu chuẩn bị cơ chất để nuôi trồng quả thể trưởng thành của nấm ăn và nấm dược liệu. Nếu cơ chất bị nấm tạp nhiễm tấn công, chúng sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng làm cho nấm không phát triển thành quả thể được. Khi có nhiệt độ và độ ẩm cao, nấm tạp nhiễm tấn công quả thể nấm ăn biến dạng và gây thối nhũn nhanh chóng, có thề làm thất thu hoàn toàn nhiều khu nuôi trồng nấm, gây tổn thất nghiêm trọng cho nghề nấm.