Giải cứu vườn hồ tiêu khỏi bệnh chết nhanh trong mùa mưa
1. Triệu chứng
Bệnh gây hại trên tất cả các vùng trồng hồ tiêu ở nước ta. Cây tiêu đang sinh trưởng bình thường xanh tốt, vài ngày sau thấy lá vàng héo rồi rụng, sau đó các đốt thân cũng biến màu xanh đen và rụng. Hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống và xảy ra rất nhanh, sau khoảng 1-2 tháng cả cây tiêu héo chết. Nhổ gốc lên thấy bộ rễ cây tiêu bị thối đen, gốc thân cũng bị thối.
Triệu chứng bệnh thường thấy rõ nét nhất và điển hình nhất vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô. Ban đầu các đầu chóp rễ biến màu và có màu nâu nhạt hay màu nâu thấm nước, sâu chuyển sang màu nâu đen, rễ bị thối và không cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây và cây bị héo nhanh, mép lá hơi co lại và trở nên vàng trước khi rụng, sau khi lá rụng quả bắt đầu bị nhăn nheo và khô.
Cây tiêu rũ lá vàng và rụng hàng loạt chỉ trong vòng 5-7 ngày, để lại cành trơ trụi, sau đó toàn dây bị héo đen và chết. Trên thân cây bị bệnh thường quan sát thấy mạch dẫn trong thân bị đen.
Bệnh có thể quan sát thấy trong mùa mưa từng nhánh cây bị héo xanh và có thể chết từng phần trên “nọc tiêu”. Nhiều khi trong mùa mưa bệnh cũng gây thối chùm hoa và chùm quả. Khi trong vườn có khoảng 5-7% cây chết thì phần lớn các cây khác đã bị nấm tấn công.
2. Nguyên nhân
Có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh chết nhanh và đi đến thống nhất bệnh do nấm Phytophthora gây ra.
Những nghiên cứu mới nhất của trường Đại học tổng hợp Sydney trong khuôn khổ của dự án ACIAR đã cho thấy có tới ba loài nấm Phythophthora tham gia gây triệu chứng chết nhanh: Phytophthora capsici, P. nicotianae, P. cinnamoni, trong đó loài nấm Phytophthora capsici là phổ biến hơn ở tất cả các vùng trồng tiêu.
3. Đặc điểm gây hại
Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici tấn công trên cây tiêu thường xảy ra trong mùa mưa, khi có khí hậu nóng và ẩm. Bệnh xảy ra nhiều trên những vườn thoát nước kém, đất bị ngập nước hoàn toàn, là những điều kiện thích hợp cho nấm phát triển.
Nấm Phytophthora capsici sống trong đất dưới hình thức các sợi nấm (mycelium) hoặc các bào tử có vách dày hay còn gọi là noãn bào tử (oospores), các noãn bào tử tồn tại hàng năm trong đất.
Khi đất ẩm, các noãn bào bào tử nảy mầm cho ra các sợi nấm (mycelia), các sợi nấm sinh ra các bào tử nang (sporangie), các bào tử nang chứa các cá thể gây bệnh gọi là động bào tử (zoospores).
Các động bào tử chỉ phóng thích ra ngoài bào tử nang để gây bệnh khi đất bị ngập nước hoàn toàn. Khi ra ngoài các động bào tử dùng lông roi (flagella) bơi tới các rễ cây để gây bệnh hay bơi theo các dòng nước mưa để tới các nơi khác trong vườn, làm bệnh lây lan rất nhanh.
Vườn bị ngập nước càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn, nấm trong đất phát triển mạnh trong mùa mưa, xâm nhập phá hủy bộ rễ. Hiện tượng cây tiêu bị chết đồng loạt và đầu mùa khô khi cây bị thiếu nước.
Những vườn tiêu ẩm thấp, bị đọng nước trong mùa mưa thường bị bệnh nặng. Tuy động bào tử của nấm Phytophthora capsici có khả năng xâm nhiễm trực tiếp vào mô cây, nhưng trong trường hợp có vết thương, quá trình xâm nhiễm xảy ra dễ dàng hơn. Tác nhân chính gây ra vết thương ở bộ rễ tiêu đa số là tuyến trùng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, tuyến trùng xâm nhập vào rễ tạo vết thương hở cho nấm xâm nhập vào gây bệnh.
4. Biện pháp phòng trừ:
Đối với bệnh chết nhanh hồ tiêu do nấm Phytophthora sp. gây ra, khi bệnh đã xuất hiện thì công tác trừ bệnh rất khó khăn, tốn kém, nhưng không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, cần phải áp dụng biện pháp phòng bệnh ngay từ đầu và trong suốt quá trình chăm sóc hồ tiêu:
– Sử dụng giống sạch bệnh: không lấy hom giống trong vườn đã bị bệnh chết nhanh.
– Hạn chế gây vết thương trên rễ, thân: Nấm gây bệnh sống trong đất và xâm nhập vào cây qua các vết thương do con người tạo ra khi chăm sóc hoặc do tuyến trùng, côn trùng chích hút như rệp sáp,… trong trường hợp do tuyến trùng và rệp sáp cắn phá bộ rễ cần phải sử dụng thuốc BVTV để tiêu diệt tuyến trùng và rệp sáp.
– Đào rãnh thoát nước, trung bình cứ hai hàng tiêu có một mương, rãnh, mương vừa giúp thoát thuỷ, vừa hạn chế tuyến trùng và mầm bệnh lây lan qua nước.
– Vệ sinh vườn: Thường xuyên thu nhặt tàn dư thực vật như lá, cành, rễ… cây bệnh trong vườn mang đi tiêu hủy. Vườn tiêu bị bệnh không nên trồng lại ngay, cần tiến hành xử lý mầm bệnh ít nhất từ 3 đến 4 tháng mới trồng lại.
– Biện pháp sinh học: Vườn tiêu 2, 3 năm tuổi đã bắt đầu nhiễm bệnh, vì vậy sử dụng thường xuyên chế phẩm sinh học VD TRICHODERMA 2 – 3 lần/năm (vào đầu, giữa hay cuối mùa mưa), tưới từ khi bắt đầu trồng.
– Tăng độ pH, tăng sức chống chịu của bộ rễ: Sử dụng sản phẩm VD Cacu-Zn CCN + VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN tưới định kỳ để tăng độ pH, hạn chế sự xuất hiện nấm bệnh.
– Bón phân hợp lý trong mùa mưa theo công thúc sau:
* Rải/Tưới gốc:
– Tưới thúc ra hoa: Dùng 1kg VD LÂN ĐỎ + 500g VD AMINOPLUS, pha 200 lít nước tưới 5 – 7 lít/trụ.
– Sau ra hoa đậu trái 15 ngày – 1 tháng: Dùng 100g VD 5.15.5HC + 50g VD ĐỒNG TIỀN VÀNG trộn đều rải hoặc hòa 5 – 7 lít nước tưới 1 trụ. Tưới 1 – 2 lần cách nhau 10 – 15 ngày.
– Sau ra hoa đậu trái 2 – 2,5 tháng: Dùng 100g VD 20.20.15TE + 50g VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN, trộn đều rải hoặc hòa 5 – 7 lít nước tưới 1 trụ.
* Lưu ý: Dùng 1 gói (800g) VD Cacu-Zn + 250g VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN, trộn đều rải 25 – 50g/trụ.
* Phun qua lá:
– Kích ra hoa: Dùng 500ml VD PROAGRO RA HOA CCN + 25ml VD PHÂN TÍM, pha 400 lít nước phun đều lên cây.
– Tăng đậu trái, chống rụng chuỗi: Dùng 500ml VD CHỐNG RỤNG TRÁI, CHUỖI HỒ TIÊU + 25ml VD PHÂN TÍM pha 200lít nước, phun đều lên lá.
– Thúc trái phát triển nhanh: Dùng 100ml VD PHÂN TÍM + 100g VD SUPER NUTRI pha 200 lít, phun đều lên lá.
– Dưỡng trái chắc nhân: Dùng 500ml DƯỠNG TRÁI CHẮC NHÂN + 100g VD SUPER NUTRI pha 200 lít nước, phun đều lên lá.
* Bảo vệ bộ rễ hồ tiêu trong mùa mưa:
Đầu và cuối mùa mưa dùng 1 kg VD TRICHODERMA + 1 kg VD ĐỒNG TIỀN VÀNG, trộn đều rải hoặc hòa nước tưới cho 30 trụ.