Trái Sapoche (Hồng Xiêm) – Phần 4
Sapôchê và Chewing gum:
Một phó sản quan trọng của cây Sapochê là chất nhựa dẻo (gummy latex) gọi là chicle, chứa 15% caosu và 38% nhựa.
Tên gọi chicle do tên do thổ dân Nahuatl đặt cho nhựa tziktli, có nghĩa là ‘vật có tính dính’ Chicle đã được dùng trong một thời gian dài để làm một thành phần chính yếu trong công nghiệp chế tạo chewing gum nhưng hiện nay số lượng được dùng giảm bớt và thay thế bằng nhựa trích từ các cây khác hoặc bằng nhựa nhân tạo (từ cuối thập niên 1960, các nhà chế tạo chewing gum đã dùng loại nhựa tổng hợp gốc butadiene, rẻ hơn là chicle thiên nhiên).
Chicle là một chất không vị và không độc hại được lấy bằng cách khía từ vỏ cây sapôchê hoang hay được trồng trong khu vực Yucatan (Mễ), Belize và Guatamala.
Nhựa được kết tụ bằng cách quậy trong nồi nấu lửa nhỏ và sau đó đổ vào khuôn để tạo thành bánh, xuất cảng.
Các công đoạn chế biến bao gồm làm khô, nấu chẩy, loại bỏ tạp chất, trộn với các nhựa, gôm khác, thêm chất ngọt, vị, hương liệu, rồi cán thành phiến mỏng, và cắt thành các dạng mong muốn.
Người Maya đã nhai nhựa khô từ thời xa xưa:
Tướng Antonio Lopez de Santa Ana đã giới thiệu món nhựa nhai này cho người Mỹ vào năm 1866 khi ông đang chờ tại Đảo Staten để vào Mỹ, Ông đã mời người con của Thomas Adams nhai thử! Ông này, lúc đầu, đã nghị đến việc dùng nhựa chicle để làm răng giả, nhưng sau đó quyết định dùng nhựa để chế tạo loại..kẹo để nhai.
Ông đã trộn thêm vị và hương thơm..và đã khởi phát kỹ nghệ kẹo chewing gum.
Vào năm 1930, Mỹ đã nhập cảng đến gần 6400 tấn nhựa chicle.
Các nhà nghiên cứu đã tìm cách trích chicle từ lá và quả sapochê xanh, nhưng kết quả không đạt được mong muốn: phải cần đến 3200 chiếc lá để có thể lấy được..450 gram nhựa.