Kỹ thuật trồng cây nho ngón tay cho quả sai trĩu cành, ngọt lịm
Kỹ thuật trồng cây nho ngón tay có phần cầu kỳ hơn so với giống nho thông thường. Chúng cần ánh sáng mặt trời và không khí lưu thông tốt.
Kỹ thuật trồng cây nho ngón tay tương đối phức tạp do chưa được trồng phổ biến. Ảnh minh họa
Nho ngón tay phù thủy là một trong những loại trái cây độc lạ nên chưa được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Nho ngón tay là giống nho lai giữa 1 giống ở Mỹ và 1 giống ở khu vực Địa Trung Hải. Chúng được canh tác ở 1 khu vực nhỏ của Canifornia.
Thay vì hình dáng tròn giống nho truyền thống, chúng lại thuôn dài như ngón tay. Mỗi quả nho ngón tay dài khoảng 4cm, đường kính 1cm. Khi chín, nho có màu tím đỏ đậm, da căng bóng. Nho không hạt, vị ngọt sắc, thơm dịu nhẹ khiến không ít khách tò mò tìm mua.
Tuy nhiên, hiện giá nho này vẫn rất đắt trên thị trường vì thế tại sao không tự mình áp dụng những kỹ thuật trồng cây nho tại nhà. Dù hơi phức tạp, khó khăn trong việc chăm sóc nhưng sẽ mang đến một loại quả vô cùng tốt cho cả gia đình.
Dưới đây là một vài bước kỹ thuật trồng cây nho ngón tay cơ bản nhất để những ai quan tâm và a ước có một vườn nho này tham khảo.
Chuẩn bị đất trồng cây nho ngón tay
Loại đất thích hợp để trồng cây nho ngón tay là thịt pha cát, pH = 5,5-7,5; đất cao, thoát nước tốt.
Kỹ thuật trồng cây nho ngón tay
Kỹ thuật trồng cây nho ngón tay bằng phương pháp gieo hạt. Trước khi gieo cần phải thực hiện ủ hạt sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 24 tiếng. Dùng khăn vải thấm hoặc xịt lên một ít nước sạch cho vừa đủ ẩm, gói hạt nho lại nhẹ nhàng. Bỏ gói khăn giấy có chứa hạt nho vào bọc nylon, cột miệng bọc lại và đặt vào tủ lạnh ở ngăn để rau.
Cần lưu ý, lâu lâu nhớ mở bọc ra xem tình trạng như thế nào, nếu thấy giấy quá ướt thì bỏ thêm khăn giấy và nếu thấy giấy hơi khô thì thấm thêm nước. Khi hạt nảy mầm tiến hành gieo thẳng vào đất tơi xốp, lấp lại.
Kỹ thuật làm giàn cho nho ngón tay leo
Vì là giống cây leo nên khi trồng phải làm giàn. Khi cây nho cao 40cm-50cm, tiến hành cắm choái, và cột cây nho vào choái. Nên làm giàn lưới, bố trí mặt giàn để tạo khoảng trống. Về cơ bản là làm sao cho giàn nho càng thông thoáng càng tốt.
Cách chăm sóc cây nho ngón tay
Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng. Giai đoạn này nên khoảng 2 tháng bón phân một lần. Nên nhớ phải bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay. Khi trời nắng khoảng 1 tuần tưới một lần. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây. Tuy nhiên nếu trường hợp trời mưa phải tìm cách thoát nước càng nhanh càng tốt nếu không cây sẽ bị ngập úng.
Khi cây nho có cành vượt khỏi giàn 30cm-50cm cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Tốt nhất là chọn giữ lại 2-3 cành cấp 1 khoẻ. Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40 cm. Việc làm này sẽ giúp cây phát triển nhanh và cho quả sai.
Kỹ thuật trồng cây nho và cách chăm sóc đồi hỏi nhiều công sức mới cho ra được những chùm nho như ý muốn. Ảnh minh họa
Thu hoạch nho ngón tay
Kỹ thuật trồng nho ngón tay phải sau 15-18 tháng gieo trồng, phù hợp với khí hậu của Việt Nam mới có thể cho ra quả. Tuy nhiên đây là giống cây lâu năm nên có thể cho quả nhiều năm.
Nho ngón tay cung cấp nhiều chất chống oxi hóa rất tốt cho tim mạch, huyết áp cao. Chúng cũng rất tốt cho mắt, não và trí nhớ. Ngoài ra, vỏ nho còn rất tốt cho sức khỏe như: tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, có tác dụng thải độc tố… Hàm lượng resveratrol trong vỏ nho phong phú hơn trong thịt nho, đồng thời có tác dụng giảm máu nhiễm mỡ, chống tụ huyết, phòng chống xơ vữa động mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Việc ăn nho ngón tay phù thủy giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp nhanh phục hồi đối với những người bị thiếu máu kinh niên, những bệnh nhân bị huyết áp cao, viêm phế quản, gout, viêm dạ dày và táo bón…