– Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
– Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
– Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
– Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
– Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
– Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
Rau ngót có nhiều công dụng tốt quá phải không? Nào chúng ta hãy cùng trồng rau ngót tại nhà nào.
Bước 1: Chuẩn bị đất sạch, phân trùn quế, chậu trồng, giống rau ngót: lựa những cành bánh tẻ của cây rau ngót (không non, không già) ở ngoài chợ, sau đó cắt từng khoảng 20cm.
Bước 2: Trộn đất sạch với phân trùn quế theo tỉ lệ 1:1, sau đó ghim cây giống lên liếp đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây so với mặt liếp khoảng 45 độ. Mỗi ngày tưới nước 2 lần nhằm tạo độ ẩm cho cây ra rễ.
Bước 3: Sau khi ghim khoảng 20 – 25 ngày cây ra rễ. Sau 1 tháng và 2 tháng trồng cần bón lót cho cây bằng phân trùn quế và phân hữu cơ hoai mục.
Bước 4: Thu hoạch rau ngót bằng cách cắt cành hoặc hái lá. Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì chúng ta có thể thu hoạch đợt đầu. Các đợt tiếp theo sau khoảng 25 – 30 ngày.
Lưu ý:
Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Các bác sỹ cho biết, với phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh. Nhưng, phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống.