Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Phương Pháp Trồng Bông Vụ Khô

(Khuyến Nông Bình Thuận)

I/  CHỌN ĐẤT VÀ CHUẨN BỊ ĐẤT

–  Đất trồng bông vụ khô nên chọn đất có thành phần cớ giới nhẹ, độ phì từ trung bình đến tốt, tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt khi tưới.

–  Làm đất kỹ cho đất tơi nhỏ thoáng khí, sạch cỏ dại. Mặt bằng phải đạt yêu cầu để dễ tưới tiêu.

– Phân lô – Rạch hàng : tùy theo địa hình thực tế trên đồng ruộng mà tiến hành phân lô, cắt băng để thuận tiện cho việc tưới tiêu và chăm sóc. Rạch hàng theo khoảng cách quy định

II/ THỜI VỤ GIEO TRỒNG : Tốt nhất 20/10 – 30/11.

III/  GIỐNG

– Sử dụng các giống bông lai kháng sâu do Chi nhánh bông Bình Thuận cung ứng.

–  Lượng giống gieo : Từ 3,0 – 3,5 kg/ha

IV/  MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH VÀ GIEO HẠT

– Mật độ – khoảng cách gieo : Tùy tình trạng đất đai, có thể chọn khoảng cách gieo sau :

Loại đất

Khoảng cách hàng

Khoảng cách cây

Số cây/ mỗi gốc

Mật độ (vạn cây/ha)

Đối với đất tốt

90

30

1 cây

3,7

 

90

25

1 cây

4,4

 

80

30

1 cây

4,2

Đối với đất trung bình

80

25

1 cây

5,0

–  Gieo hạt : Gieo từ 1 – 2 hạt trên mỗi hốc, gieo mép hàng (có thể gieo theo trình tự 1-2-1-2-1-2-… hạt/hốc). Có thể gieo thêm một số bầu để lấy cây dặm sau này (khoảng 200 – 250 bầu/sào).

V/  BÓN PHÂN

– Bón lót: mỗi sào (1000 m2) bón lót 25 kg phân NPK 16:16:8. Trước khi gieo, bón phân vào mép rãnh gieo hạt kết hợp sửa hàng, lấp phân, sau đó gieo hạt.

– Bón thúc :  Lượng phân bón cho một sào :

(Lượng phân và thời kỳ bón có thể được thay đổi tùt theo tình hình thực tế.)

Lần bón (ngày sau gieo)

Lượng phân thương phẩm (kg/sào)

NPK 16-16-8

SA

Ure

Kali

a.     Bón thúc lần 1 (20-25 ngày sau gieo)

b.     Bón thúc lần 2 (50-55 ngày sau gieo)

25

10

4-5

3-4

Các lần bón phân thúc nên kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun cao hàng. Chỉ bón khi đất đủ ẩm hoặc bón xong tưới nước ngay.

VI/  TƯỚI NƯỚC

–  Tưới nước lần đầu ngay sau khi gieo bông sau cho đủ ẩm để cây bông mọc đều, cho nước ngập 1/3 đến 2/5 chiều cao luống và giữ nước đủ thấm. Không tưới nước quá nhiều dễ làm cho hạt bị thối, tạo váng bông khó mọc.

– Các lần tưới sau tùy theo chân đất có thể tưới cách nhau 8-10 ngày.Trong giai đoạn ra hoa kết trái tuyệt đối không để cây bông thiếu nước.

VII/  CHĂM SÓC

1/  Dặm, tỉa cây :  Tiến hành dặm thật sớm những hốc không mọc bằng bầu và tiả định cây sau khi cây mọc đều (từ 7 đến 10 ngày tuổi).

2/  Làm cỏ, xới xáo :  Khi bông được 12-15 ngày, tiến hành làm cỏ, xới phá váng lần đầu. Luôn giữ ruộng bông sạch cỏ, trong 1 vụ bông cần làm cỏ từ 3-4 lần.

3/  Bấm ngọn :  Cây bông đã được chăm sóc tốt thì có thể bấm ngọn vào thời kỳ cây có 12-14 cành quả.

4/  Có thể dùng các loại chế phẩm dành cho cây bông như VCC, PIX theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.

VIII/ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

– Những giống bông này tuy là những giống kháng sâu, chống được rệp, rầy, bọ trĩ ở giai đoạn đầu vì đã được xử lý thuốc; tuy nhiên cần theo dõi các đối tượng này thường xuyên và báo cáo tình hình cho cán bộ khuyến nông để chỉ đạo xử lý kịp thời.

– Với bệnh xanh lùn :  Nếu xuất hiện thì cần nhổ bỏ ngay, tránh lây lan.

IX/ THU HOẠCH

Tổ chức thu hái bông theo từng đợt, theo từng loại. Sau thu hái phải phơi  bông ngay, không được để bông tươi trong bao quá lâu. Bông thu đợt cuối không được để chung với bông thu các đợt đầu.