Nhện hại lúa có kích thước rất nhỏ. Quan sát kỹ sẽ thấy nhện tạo một lớp mạng bằng tơ rất mỏng. Nhện chích hút nhựa ở bẹ lá, cuống bông, cuống gié và vỏ bông lúa trước khi trỗ. Trên bẹ lá tạo thành những sọc thối đen kéo dài, làm bẹ lá có màu thâm nâu như bã trầu.
Khi lúa có đòng nhện hút nhựa đòng làm bông lúa trỗ ra có nhiều hạt lép hoặc lép cả bông. Hạt lúa bị nhện hại co xoắn lại và biến màu vàng nhạt. Khi mật độ cao nhện bò lên bông lúa hút nhựa và tiếp tục gây lép một số hạt. Nhện thường mang theo bào tử nấm gây bệnh thối bẹ lúa.
• Trứng rất nhỏ màu trắng đục, đẻ rãi rác trong một quần thể nhện phía trong bẹ lá. Nhện non cơ thể nhọn, dài, chỉ có 3 cặp chân. Nhện trưởng thành có 4 cặp chân, cơ thể không phân đốt rõ ràng. Vòng đời: 10-12 ngày : Trứng: 1-2 ngày – Nhện non: 4-5 ngày – Nhện trưởng thành: 5-6 ngày Nhện sống tập trung trong bẹ lá phần trên mặt nước, khi mật độ cao mới bò lên bông lúa. Một nhện trưởng thành cái đẻ khoảng 50 trứng, những trứng không thụ tinh trở thành con đực.
• Nhện phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Sự phát sinh gây hại của nhện có liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều làm giảm mật độ thiên địch trên đồng ruộng. Nhện gié bị nhiều loại nhện lớn ăn thịt và bị các loài nguyên sinh động vật ký sinh.
• Nhện phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Sự phát sinh gây hại của nhện có liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều làm giảm mật độ thiên địch trên đồng ruộng. Nhện gié bị nhiều loại nhện lớn ăn thịt và bị các loài nguyên sinh động vật ký sinh.
Biện pháp phòng trừ
• Gieo cấy thời vụ tập trung.
• Cày lật đất sớm, diệt lúa chét để hạn chế nguồn nhện lây lan.
• Dùng thuốc trừ nhện khi phát hiện một số ít dảnh có triệu chứng bị hại khi lúa sắp có đòng (bẹ lá bị đỏ bã trầu). Dùng các thuốc đặc trị như lưu huỳnh, Comite, Mitac, Rufast…