* Cách sử dụng:
– Với dung dịch chứa Oxytetracyline 20% dạng tiêm
+ Đối với tôm nhỏ dưới 500 gam/con: Pha 1ml dịch chứa Oxytetracyline 20% dạng tiêm + 9ml nước muối sinh lý hoặc nước cất. Liều tiêm: 0,1ml thuốc đã pha/100g khối lượng tôm.
+ Đối với tôm từ 500 gam/con trở lên: Pha thuốc 2ml dịch chứa Oxytetracyline 20% dạng tiêm + 8ml nước muối sinh lý hoặc nước cất. Liều tiêm: 0,05 ml thuốc đã pha/100g khối lượng tôm.
– Với dung dịch chứa Oxytetracyline 10% dạng tiêm
+ Đối với tôm nhỏ dưới 500 gam/con: Pha 2ml dịch chứa Oxytetracyline 10% dạng tiêm + 8ml nước muối sinh lý hoặc nước cất. Liều tiêm: 0,1ml thuốc đã pha/100g khối lượng tôm.
+ Đối với tôm lớn từ 500 gam/con trở lên: Pha 4 ml dịch chứa Oxytetracyline 10% dạng tiêm + 6 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất. Liều tiêm: 0,05 ml thuốc đã pha/100g khối lượng tôm.
Ngày thứ 2 – 6: Cho tôm ăn thuốc bổ dưỡng là các loại sản phẩm chứa Vitamin, khoáng chất (Nutrimix, Mutagen, Minerex, Grow shrimp, V-mix, Doxalase,…) mỗi ngày cho tôm ăn cá mồi có trộn thuốc 1 lần vào buổi chiều tối.
* Cách đưa thuốc vào thức ăn: Cá mồi rửa sạch, để ráo nước. Trộn 5 gam Nutrimix/kg cá mồi hoặc 2g/kg tôm, 1 ml Doxalase (tăng cường đề kháng bệnh, bổ gan). Trộn đều thuốc với cá mồi, ướp 30 phút, sau đó trộn dầu mực rồi cho tôm ăn.
Ngày thứ 7: Kiểm tra tôm trong lồng nuôi.
– Nếu thấy tôm còn bệnh sữa, lặp lại việc tiêm thuốc như trên.
– Nếu thấy tôm hết bệnh sữa, từ ngày thứ 8 – 14 cho tôm ăn các sản phẩm chứa khoáng chất và vitamin như Mutagen, Minerex, Grow shrimp, V-mix,…; men vi sinh như P-zyme-mos, Probestim, Effinol, QM-Probiotic, Combax, Probai, … trộn vào thức ăn với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
* Cách đưa thuốc vào thức ăn: Cá mồi rửa sạch, để ráo nước. Cứ 1 kg các mồi trộn thêm 5gam Minerex (khoáng chất, cứng vỏ), 1 ml Doxalase, 5 gam Combax dạng bột hoặc 2 ml dạng dung dịch (men vi sinh để cải thiện vi sinh vật đường tiêu hóa). Trộn đều thuốc với cá mồi, ướp 30 phút, sau đó trộn dầu mực hoặc chất bao dạng kết dính để giảm hao hụt thuốc do tan ra ngoài môi trường rồi cho tôm ăn.
Lưu ý:
– Nên trộn thuốc hay tiêm thuốc vào lượng thức ăn ít hơn khẩu phần bình thường để tôm nhanh chóng ăn hết thức ăn có thuốc.
– Nếu có thể, nên hòa các loại thuốc bổ dùng cho tôm vào nước khoáng hay nước uống tinh khiết rồi chích vào cá mồi. Thuốc bổ sẽ ngấm sâu vào mồi, ít hao hụt.
– Không nên sử dụng các sản phẩm kháng sinh dùng tiêm trực tiếp để đưa vào thức ăn cho tôm ăn; cần có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn để tránh hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn.
– Sử dụng các thuốc bổ dưỡng sau khi tôm hết bệnh, tránh tái phát.
– Ngưng sử dụng thuốc ít nhất 15 ngày trước khi thu hoạch tôm.
Tags: nuoi tom hum, ky thuat nuoi tom hum, ki thuat nuoi tom hum, nuoi tom trong be, long nuoi tom, tom hum giong