– Nơi có độ mặn cao, tương đối ổn định nằm trong khoảng từ 30 -36‰ ít bị ảnh bỡi lũ, lụt, những vùng biển có nhiệt độ từ 24 -320C tốt nhất là từ 26-300C.
– Có nguồn nước trong sạch, ít bị ảnh hưởng bỡi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị.
– Là nơi kín gió, có độ sâu phù hợp cho việc xây dựng và quản lí lồng nuôi, mức nước tối thiểu khi triều xuống thấp nhất phải đạt 2m, chất đáy là cát; cát bùn; hoặc chất đáy cát, cát bùn có lẫn đá san hô nhỏ, vỏ động vật thân mềm.
– Gần nguồn giống, thức ăn và thuận tiện đường giao thông.
II. Thiết kế xây dựng lồng nuôi.
Tùy vào điều kiện từng vùng biển mà có thể thiết kế các kiểu lồng nuôi khác nhau. Hiện nay có 2 kiểu lồng nuôi phổ biến: kiểu lồng hở và kiểu lồng kín.
1. Kiểu lồng hở
Là loại lồng được cố định bởi các cọc gỗ găm xuống đất.
* Nguyên vật liệu và cách xây dựng
– Kích thước lồng nuôi phù hợp là: 4 x 4(m); 3 x 4(m) và 4 x 5(m), chiều cao cọc làm lồng phụ thuộc vào độ sâu tại nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt tại nơi có độ sâu 2- 5m (lúc thủy triều thấp nhất).
– Nguyên vật liệu và cách làm
+ Cọc gỗ: có thể dùng gỗ tròn f =15-20 cm hoặc gỗ xẻ (gỗ 5 x 10 cm), chiều dài cọc gỗ phụ thuộc vào độ sâu nơi đặt lồng ( cọc gỗ phải có chiều dài cao hơn độ sâu cao nhất khi triều cường tại nơi đặt lồng khoảng 0,5m). Cọc được vót nhọn một đầu và được cắm chặt xuống đất, khoảng cách giữa 2 cọc từ 1,5- 2m.
+ Nẹp ngang thường dùng gỗ tròn có f = 12 – 15 cm hoặc dùng gỗ xẻ (gỗ 4 x 6 cm), nẹp cách nẹp 1,5 đến 2m.
+ Sắt làm khung lồng: dùng sắt tròn (sắt rằn) có f = 18 – 20 mm được làm thành các khung hình chữ nhật, khoảng cách giữa 2 thanh sắt từ 1 – 1,2 m, chiều cao (rộng) của khung sắt làm thân lồng cao từ 1 – 2m, lưới lồng được bệnh trực tiếp vào các khung sắt sau đó lắp ghép lại và được cố định bỡi khung cọc gỗ.
+ Lưới lồng: Hiện nay, phổ biến là làm lồng theo kiểu lồng 1 lớp hoặc 2 lớp lưới lồng ghép sát vào nhau. Vật liệu bằng lưới nhợ hoặc bằng lưới PE, kích thước mắt lưới 2a = 25 – 35mm (tùy theo cỡ giống thả nuôi), đối với tấm lưới đáy còn làm thêm một lớp lưới ruồi nhằm đảm bảo thức ăn không bị lọt ra ngoài khi cho ăn. Ngoài ra để đảm bảo an toàn ta cần gia cố thêm một lớp lưới cước (cước 150 -180), kích thước mắt lưới 2a = 35 – 40mm tại những phần có làm khung sắt. Những lồng sử dụng để ương tôm hùm giống thì kích thước mắt lưới nhỏ hơn sao cho đảm bảo tôm không chui ra được ( 2a < 5mm).
+ Mặt trên của lồng phải có nắp đậy bằng lưới tránh thất thoát tôm do bắt trộm hay do triều khi triều cao ngập lồng nuôi. Trong những ngày nắng nóng, lồng nuôi xây dựng ở những vùng nước nông phải tiến hành che mát cho tôm trên mặt lồng bằng các vật liệu như lá dừa, cót,. hoặc dùng nắp lồng bằng lưới ruồi để tránh tôm hoạt động quá nhiều hay tôm bị đóng rong.
2. Kiểu lồng kín: (lồng di động)
Loại lồng này thích hợp ở những vùng nhiều sóng gió, độ sâu cao.
– Kích thước lồng kín thường nhỏ hơn lồng hở để thuận tiện cho việc di chuyển.
– Kích thước lồng phù hợp theo: dài x rộng x cao tương ứng là: 3 x2x2 (m) hoặc 3 x3 x2 (m), được thiết kế giống như một hình hộp chữ nhật được tạo bỡi các khung sắt hình chữ nhật, trên phần nắp lồng được đặt một cái ống nhựa f = 10 – 15 cm để thuận tiện trong việc cho ăn.
Vật liệu sắt, cách làm khung, vật liệu lưới và cách bệnh lưới vào khung sắt tương tự như lồng hở.
Loại lồng này không cố định bằng cọc, có thể di chuyển một cách dễ dàng từ nơi này đến nơi khác.
Trong trường hợp tại nơi nhiều sóng gió loại lồng này phải được cố định bằng các dây neo.
* Dù là kiểu lồng kín hay lồng hở ta đều phải đặt lồng cách đáy ít nhất là 0,5m.
* Nhược điểm của loại lồng này là khó thao tác chăm sóc quản lí hơn kiểu lồng hở.
3. Lồng ương tôm giống
Lồng ương tôm giống chủ yếu thiết kế theo kiểu lồng kín, khung lồng được làm bằng sắt (f =16 – 20), kích thước lồng phổ biến là 2x2x2 m, lưới lồng được làm 2 lớp, với kích thươc mắt lưới 2a = 2-3 mm.
4. Bè nuôi
Hiện nay, do hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng nên việc việc nuôi tôm hùm lồng bằng bè trở nên ưu thế hơn lồng cố định hay lồng chìm, tuy nhiên việc nuôi tôm hùm bằng bè cần lưu ý một số điểm sau:
– Vùng đặt bè phải kín gió, vật liệu làm bè như phao, gỗ, dây neo phải chắt chắn tránh bè bị chao đảo nhiều.
– Cần phải che mát lồng bằng các vật liệu như : Bạc, cót,.
III. Thả tôm.
1. Chọn giống thả nuôi.
Hiện nay, trong nước cũng như trên thế giới chưa sản xuất được giống tôm hùm, nguồn giống phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt tự nhiên. Kích cỡ giống thường không đồng đều, con giống được đánh bắt bằng nhiều phương tiện khác nhau kể cả việc sử dụng các loại thuốc gây mê, thuốc nổ,… thời gian lưu giữ dài ngày và kỹ thuật lưu giữ không tốt nên khi nuôi thường dẫn đến một hậu quả là tôm thường chết nhiều vào giai đoạn đầu thả nuôi, tỷ lệ sống thấp và tôm chậm lớn,….
Ðể chọn được giống tốt ta cần chú ý một số vấn đề sau:
– Giống nuôi tốt nhất nên mua tại địa phương nhằm tránh sự khác biệt về điều kiện môi trường, thời gian vận chuyển xa làm yếu tôm và tránh con giống đã được lưu giữ dài ngày (một số điểm để nhận biết tôm giống đã lưu giữ dài ngày là : chạt đuôi bị phòng, bị tổn thương; các phụ bộ bị tổn thương đã chuyển sang màu đen, màu sắc của tôm trở nên đen sậm, vỏ không còn bóng láng và tôm hoạt động yếu ớt, chậm chạp.)
– Giống được đánh bắt một cách tự nhiên không qua việc sử dụng thuốc nổ hay bất kỳ một loại hóa chất gây mê nào khác.( loại tôm này thường còn nguyên vẹn các phụ bộ nhưng màu sắc của tôm thường chuyển sang màu hồng nhợt nhạt, phần đầu ngực và phần thân dãn ra hơn bình thường trông giống như tôm bị bệnh lỏng đầu do nhiệt độ nước cao hay độ mặm hạ thấp, tôm hoạt động chậm chạp yếu ớt; việc đánh bắt tôm tại các vùng biển có độ mặn thấp do ảnh hưởng của mưa lũ gây ra cũng có hiện tượng tương tự). Khi mua phải loại tôm này tôm nuôi sẽ chết từ rải rác đến hàng loạt vào giai đoạn đầu thả nuôi.
– Tôm giống phải có hình dáng cân đối, đầy đủ các phần phụ, không trầy sướt, thương tổn, có màu sắt tươi sáng tự nhiên, tôm khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh.
– Chọn giống có kích cỡ đồng đều, cùng giới tính để nuôi trong cùng một lồng, kích cỡ giống nuôi có thể dao động từ 100 -500g/con . Trong trường hợp sử dụng nguồn con giống có kích cỡ nhỏ như dạng tôm bò cạp ta phải tiến hành giai đoạn ương nuôi sau đó tuyển chọn lại và đưa và nuôi thương phẩm.
2. Cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi.
Tôm hùm có phương thức hô hấp tương tự như các loài cua, ghẹ chúng có khả năng sử dụng được nguồn oxy trong không khí và có khả năng chịu được ngưỡng oxy thấp.
Có 2 phương pháp vận chuyển giống là vận chuyển nước có sục khí và phương pháp vận chuyển khô:
+ Phương pháp vận chuyển nước: Là phương pháp vận chuyển sử dụng nước có sục khí để cung cấp oxy, nhiệt độ nước trong quá trình vận chuyển là 22 -250C bằng cách cho đá lạnh vào các bọc nhựa sau đó bỏ vào dụng cụ chứa. Mật độ vận chuyển phụ thuộc vào kích cỡ tôm và thời gian vận chuyển. Phương pháp này thường áp dụng khi thời gian vận chuyển trên 2 giờ.
+ Phương pháp vận chuyển khô: Cách tiến hành của phương pháp này là ta tiến hành sốc nhiệt ở nhiệt độ 20 – 220C sau đó buộc tôm vào trong các khăn lông đã nhúng nước và sắp theo từng lớp vào thùng xốp đã chuẩn bị sẵn sao cho các lớp tôm không chồng lên nhau, chú ý giữa các lớp tôm ta rải thêm đá lạnh cũng bằng cách bỏ vào trong các túi nhựa sao cho vừa đủ bảm bảo giữ nhiệt độ ổn định từ 22 – 250C , phương pháp này áp dụng cho thời gian vận chuyển dưới 2 giờ.
3. Thả tôm
Khi tôm vận chuyển đến lồng nuôi ta tiến hành nâng dần nhiệt độ lên cho đến khi gần bằng với nhiệt độ môi trường nuôi bằng cách cho dần dần nước từ môi trường nuôi vào dụng cụ chứa tôm sau đó thả tôm vào các giai đã đặt sẵn trong lồng sau 30 -60 phút cho tôm hồi phục sức khỏe hoàn toàn ta mới thả tôm ra.
Trong quá trình thả tôm ta phải thả tôm đực riêng, cái riêng và thả theo từng nhóm kích cỡ không nên thả chung.
4. Mật độ nuôi
Tôm hùm chủ yếu sống ở tầng đáy, nên mật độ nuôi được tính theo diện tích đáy lồng. Tùy vào kích cỡ tôm, mức độ đầu tư , điều kiện môi trường mà ta có thể nuôi với mật độ cao hay thấp. Ðối với tôm giống có kích cỡ từ 100g/con trở lên ta có thể thả nuôi với mật độ từ 8 – 10 con/m2
IV. Thời vụ thả nuôi.
Trong tự nhiên tôm hùm được khai thác quanh năm nhưng tập trung lượng giống nhiều vào các tháng 8 – 12 hàng năm nên vào thời gian nay chúng ta nên tập thả giống nuôi.
V. Chăm sóc và quản lí
Chăm sóc quản lí là khâu đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của suốt quá trình nuôi.
– Thức ăn và cách cho ăn:
Tôm hùm là loại tạp ăn, thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai, .và các loại nhuyễn thể.
Cho ăn chủ yếu là cho ăn tươi, nên cho tôm hùm ăn 2 lần/ngày vào các buổi sáng sớm và chiều tối.
Lượng cho ăn hằng ngày từ 15-20% trong lượng đàn tôm (khoảng 5- 7g/100 con tôm mới thả nuôi).
– Quản lí: Hằng ngày lặn kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để từ đó có hướng giải quyết kịp thời.
Ðịnh kỳ 10 – 15 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần đảm bảo môi trường sạch sẽ thông thoáng.
-Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên cơ sở dựa vào 3 yếu tố là môi trường nuôi, sức khỏe tôm và quản lý mầm bệnh.
VI. Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
Sau thời gian nuôi từ 12 -15 tháng tùy vào cỡ giống, mật độ nuôi và mức độ đầu tư tôm có thể đạt khối lượng từ 1,2 kg/con trở lên. Lúc này tiến hành thu tỉa những con có khối lượng lớn, cứng vỏ, không mang trứng vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Phương pháp vận chuyển đến nơi tiêu thụ tương tự như cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi.
Tags: nuoi tom hum, ky thuat nuoi tom hum, ki thuat nuoi tom hum, nuoi tom trong be, long nuoi tom, tom hum giong