Hoàn cảnh gia đình chị Huỳnh Ngọc Diệp trước đây rất khó khăn, không đất sản xuất vợ chồng phỉ đi làm thuê làm mướn. Vào thời điểm tháng 8/2010, khi tình cờ xem trên Đài Truyền Hình giới thiệu mô hình trồng rau diếp cá ở tỉnh Cần Thơ. Mặc dù lúc bấy giờ vợ chồng chị Diệp không có vốn, lại không có đất nhưng với quyết tâm muốn học hỏi làm thử để được đổi đời.
Nghĩ là làm, vợ chồng chị nhiều ngày liền bỏ công ăn việc làm qua tận tỉnh Cần Thơ để tìm đến mô hình trồng rau diếp cá mà đã được giới thiệu để trao đổi thật kỹ các quy trình sản xuất ra từ khâu làm đất, mua giống rau, kỹ thuật chăm có phân bón…
Sai khi đã học hỏi được các kỹ thuật cơ bản trông việc trồng rau diếp cá, vợ chồng anh đã tìm mướn 2 công đất làm lúa không hiệu quả ở phía sau nhà mình của một người hàng xóm. Có đất, vợ chồng chị Diệp lại phải chạy đi hỏi mượn vốn của những người quen.
Theo chị Diệp cho biết, trồng rau diếp cá tuy chi phí sản xuất ít nhưng ngược lại việc đầu tư để trang bị hệ thống tưới rất cao, vì phải lắp đặt hệ thống tưới bằng vòi phun tự động. Do mới làm mô hình này nên ở vụ trồng đầu tư vợ chồng chị Diệp gặp nhiều trở ngại về khâu chăm sóc. Chị Diệp cho biết:
“Trước đây nhà nghèo khổ chỉ đi làm lúa sống không phát triển nổi cứ nghèo hoài, sau khi thấy trên đài truyền hình mô hình trồng rau có iệu quả nên vợ chồng qua tận nơi để học hỏi. Lúc đầu cũng có gặp nhiều khó khăn như vốn chưa có nhiều, kinh nghiệm làm chưa có nhưng làm từ từ học từ từ. Trồng rau này thì thấy khỏe hơn nhiều, sống đỡ hơn lúc trước nhiều nói chung so với hồi đó thì sống khỏe hơn nhiều”.
Với ý chí cần cù, nhẫn nại nên qua gần 4 tháng trồng ở vụ đầu tiên diện tích rau diếp cá của gia đình đã cho thu hoạch với năng suất hơn 1,5 tấn/ công bán với giá 10.000đ/kí. Như vậy chỉ ở vụ trồng đầu tiên gia đình chị Diệp đã có thể lấy lại vốn.
Theo kinh nghiệp của chị Diệp, rau diếp cá cũng dễ trồng, nhất là thích hợp với vùng đất ruộng có nhiều sình lầy. Sau khi thu hoạch vụ đầu tiên thì những vụ tiếp theo cứ từ 45-50 ngày là có thể thu hoạch đợt tiếp theo. Việc chăm sóc rau cũng đơn giản, quan trọng nhất khâu tưới nước và bón phân đúng liều lượng.
Qua thời gian hơn 1 năm trồng, đến nay gia đình chị Diệp cũng đã thu hoạch được 7 đợt rau, mỗi đợt năng suất ước đạt trên 2 tấn/công. Với giá bán tùy vào thời điểm, thấp nhất từ 7-8.000đ/kí và cao nhất có khi giá lên đến trên 20.000đ/kí. Theo tính toán của chị Diệp, từ khi trồng rau diếp cá đến nay, cho dù thời điểm giá thấp nhất thì mỗi tháng gia đình chị cũng thu lợi nhuận trên 10 triệu đồng.
Nếu so với các mô hình trồng hoa màu khác cho dù giá cả có bấp bênh nhưng người trồng vẫn có được lợi nhuận, tùy thời điểm lợi nhuận nhiều hay ít. Hiện tại, rau diếp cá của chị Diệp đang bỏ mối ở chợ Tháp Mười, bình quân mỗi ngày chi cắt bỏ mối từ 50-70 kí rau diếp cá.
Tuy nhiên do đất ít chỉ trồng 1 loại rau thì không thể cung cấp nhu cầu thị trường nên từ hiệu quả của mô hình trồng rau diếp cá, dự định của chị Diệp sẽ kiếm đất để trồng thêm nhiều loại rau cung cấp thị trường sẽ dễ dàng hơn. Nói về kinh nghiệm và hiệu quả mô hình trồng rau diếp cá của gia đình mình, chị Huỳnh Ngọc Diệp bộc bạch:
“Thấy vùng đất ở đây cũng thích hợp trồng như đừng lựa đất quá thấp phải hơi gò một chút. Khi trồng đầu tiên phải xới đất cho đều, vôi với phân lân trộn lại đem rãi, sau đó xịt diệt mầm cho cỏ đừng có lên, còn phân bón thì nhẹ thôi mình chỉ tưới 10 kg urê và 10 kg DAP cho 2 công.
Tính ra so với các cây trồng khác thì rau này hiệu quả cao hơn nhiều, như trồng dưa hấu thì hên xui còn trồng rau thì không sợ lỗ, dù giá thấp cở nào cũng không lỗ ví dụ cho giá cỡ 5.000đ/kí thì vẫn có ăn, từ trước tới giờ bán thấp nhất là 7-8 ngàn, còn cao là mười mấy ngàn, có lúc lên hai mươi mấy ngàn, sau khi trừ chi phí mỗi tháng mình cũng cón có mười mấy triệu.
Nếu có khả năng như có thêm đất và vốn thì có thể mỡ rộng trồng thêm như nhiều loại rau như rau cần, rau quế như ít quá mình chỉ bán ở chợ Tháp Mười thôi chứ nhiều thì mình đi bỏ các chợ thì người ta vẫn lấy”.
Từ hiệu quả mô hình trồng trồng rau diếp cá mà gần 2 năm nay, kinh tế gia đình chị Diệp đã phát triển rất nhiều, có thể nói gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo mà còn thoát nghèo bền vững, có của ăn của để. Mặc dù là mô hình mới nhưng qua thực tế gia đình chị Diệp sản xuất đạt hiệu quả kinh tế rất cao, rất phù hợp với những hộ nông dân có đất ít, sản xuất lúa kém hiệu quả. Anh Nguyễn Hữu Tài, trưởng ấp 2 xã Láng Biển cho biết hướng nhân rộng mô hình ở địa phương như:
“Thấy mô hình trồng rau diếp cá này là mô hình mới ở xã Láng Biển mang lại hiệu quả rất là cao. Cô Diệp trồng cũng hơn 1 năm rồi giá thành khi thấp nhất cũng 7-8 ngàn một kg, thu hoạch cũng được 2 tấn rau/ công. Phải nói là mô hình trồng rau diếp cá này cao hơn lúa 2-3 lần, nếu trồng đạt thì giiup1 xóa nghèo bền vững luôn, bởi vì thu nhập một tháng đâu dưới 20 triệu, còn khi giá cao cũng cỡ 30 triệu. Theo hướng tới của tổ hội nông dân ấp 2 sẽ cho mở rộng mô hình này cho các hộ nghèo và cận nghèo mà có ít đất sản xuất để người ta làm mà xóa đói giảm nghèo”.