Năm 2010 mặn lấn sâu vào đất liền,các nhà chuyên môn đánh giá thời điểm tháng 4 – tháng 5 là đỉnh của hạn hán, xâm nhập mặn. Dự báo năm 2010 khô hạn và mặn diễn ra gay gắt hơn các năm trước. Tình trạng thiếu nước nông nghiệp trầm trọng do mực nước sông Mêkông xuống thấp. Để hạn chế những thiệt hại do mặn, hạn hán gây ra. Tỉnh và ngành nông nghiệp đã có những chỉ đạo, chủ trương tổng thể chặt chẽ. Riêng về bà con nông dân chúng ta cũng cần có những biện pháp tích cực bảo vệ cây trồng, vật nuôi ngay trên đất sản xuất của mình. Để góp phần hỗ trợ bà con nông dân kịp thời có những biện pháp chủ động, thích hợp, đứng về góc độ chuyên môn, chúng tôi trao đổi một số thông tin sau:
*Tình hình nhiễm mặn:
Năm 2010 mặn lấn sâu vào đất liền,các nhà chuyên môn đánh giá thời điểm tháng 4 – tháng 5 là đỉnh của hạn hán, xâm nhập mặn. Dự báo năm 2010 khô hạn và mặn diễn ra gay gắt hơn các năm trước. Tình trạng thiếu nước nông nghiệp trầm trọng do mực nước sông Mêkông xuống thấp. Để hạn chế những thiệt hại do mặn, hạn hán gây ra. Tỉnh và ngành nông nghiệp đã có những chỉ đạo, chủ trương tổng thể chặt chẽ. Riêng về bà con nông dân chúng ta cũng cần có những biện pháp tích cực bảo vệ cây trồng, vật nuôi ngay trên đất sản xuất của mình. Để góp phần hỗ trợ bà con nông dân kịp thời có những biện pháp chủ động, thích hợp, đứng về góc độ chuyên môn, chúng tôi trao đổi một số thông tin sau:
Trước hết nói về ảnh hưởng nước mặn đối với cây trồng: các loại cây trồng ít nhiều đều bị ảnh hưởng khi đất, nước bị nhiễm mặn. Mặn làm cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm, trường hợp nặng gây chết cây, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất.
Hiện nay, xét về cơ cấu cây trồng ở Bến Tre chúng ta có thể phân chia thành các nhóm phản ứng với mặn như sau:
-Nhóm cây mẫn cảm với mặn như: sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt, rau ăn lá chỉ cần độ mặn chưa đến1‰ đã gây ảnh hưởng xấu.
-Nhóm cây chịu mặn yếu có khả năng chịu tối đa 2‰ như: lúa, bắp, đậu, cam quýt (Tuy nhiên, lúa vào giai đoạn ra hoa độ mặn khoảng 1,5‰ đã có khả năng gây ảnh hưởng xấu).
-Nhóm cây chịu mặn trung bình: cà chua, ớt, bầu bí, chuối, mía, bưởi, chanh có khả năng chống chịu được trong điều kiện độ mặn tối đa 2 – 3‰.
Trong đó bưởi da xanh có khả năng chịu mặn tốt hơn bưởi năm roi.
-Nhóm cây tương đối chống chịu được mặn khá: xoài, sapô, dừa… có thể chịu mặn từ 3 – 4‰.
Sự phân loại tuy chỉ mang tính tương đối nhưng sẽ góp phần giúp bà con nông dân lựa chọn giải pháp hợp lý cho cây trồng của mình cũng như có sự chuẩn bị cần thiết tương xứng.
*Các biện pháp kỹ thuật cần thiết ứng dụng để hạn chế thiệt hại do mặn gây ra:
*Đối với lúa:
Hiện nay ở tỉnh Bến Tre, trong vụ Đông- Xuân 2009-2010, đang sử dụng các giống như: OM6162, OC10, AS996, OM6677, OM1348, OM1350,… đây là những giống có khả năng chống chịu khá tốt với điều kiện bất lợi (phèn, hạn, mặn,…). Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là ở một số vùng lúa đang ở giai đoạn làm đòng đến trổ nên khả năng nhạy cảm với mặn rất cao. Chúng tôi khuyến cáo một số giải pháp:
-Hạn chế đưa nước mặn vào ruộng khi chưa thật cần thiết, chỉ cần bổ sung nước đủ ẩm cho lúa. Cần theo dõi chặt chẽ độ mặn ngoài kênh mương để chọn thời điểm ít mặn nhất bơm vào ruộng.
-Có thể bón bổ sung thêm các dạng phân lân (super lân, lân nung chảy từ 15 – 20kg/1.000m2) nhằm tăng cường chức năng rễ.Nên phun thêm các loại phân bón lá giúp ích cho quá trình ra hoa, tạo hạt. Trong trường hợp lúa vàng do thiếu đạm có thể phun bổ sung Urê 0,5 – 1% vào chiều mát. Hiện nay, việc nghiên cứu, thử nghiệm các giống lúa có khả năng chịu mặn đã có nhiều kết quả đáng khích lệ và Bến Tre trong thời gian tới sẽ sớm tiếp cận.
*Đối với cây trồng cạn: đặc biệt là những loại cây trồng nhạy cảm với mặn cần chú ý các giải pháp:
-Tích cực ngăn mặn cục bộ, trữ nước trong vườn vào thời điểm nước mặn.
-Tăng cường sử dụng phân hữu cơ nhằm giảm tác hại của mặn đối với cây trồng.
-Tăng cường việc che đậy gốc, mặt đất trồng cây. Mụn dừa là nguồn vật liệu rất tốt giúp chống mất nước tầng mặt đất, giữ ẩm lâu dài. Việc phủ một lớp mụn dừa từ 3 – 5 cm trên đất có tác dụng tích cực cho cây trồng.
-Không dùng nước nhiễm mặn tưới phun lá, tốt nhất tưới thấm qua đất.
*Riêng đối với vật nuôi: thời tiết nắng nóng và điều kiện nước mặn ảnh hưởng sự phát triển, tăng trọng, dễ phát sinh bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, để đảm bảo sản xuất bà con cần lưu ý:
-Đối với gia súc – gia cầm nuôi chăn thả: bãi chăn thả nên có bóng che mát, bố trí nước uống đầy đủ, tránh thả vào thời điểm nắng gắt.
-Đối với gia súc – gia cầm nuôi nhốt tập trung:
+Dọn dẹp, bố trí chuồng trại bảo đảm thông thoáng.
+Chú ý thường xuyên giữ vệ sinh chuồng trại tốt, sạch sẽ.
+Cung cấp nước ngọt uống đầy đủ.
+Có thể thiết kế hệ thống làm mát ở các chuồng trại qui mô lớn.
+Có kế hoạch dự trữ nước ngọt đầy đủ, có thể tăng cường thêm VitaminC, chất điện giải vào nước uống để tăng sức đề kháng cho vật nuôi./.