Muốn cho lúa mùa nhanh bén rễ hồi xanh, không bị bệnh nghẹt rễ, không bị ngộ độc thuốc trừ cỏ, đẻ nhánh sớm, nhanh thu hoạch nông dân cần chú ý một số kinh nghiệm chọn giống lúa gieo cấy và chăm sóc sau.
Chọn các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 105 ngày như các giống: Lúa Nhật, P6 đột biến, TBR36, N87, VS1, QR1, KD18… đạt tiêu chuẩn giống tốt.
Chăm sóc dược mạ tốt, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mạ phải đủ tuổi, không quá già. Mạ dược dày xúc tuổi mạ 12-15 ngày, mạ ném tuổi mạ 7-10 ngày. Nên chọn phương pháp gieo mạ ném trên khay nhựa, lúa cấy bảo tồn được bộ rễ không bị “chột”, rút ngắn được 5-7 ngày thời gian sinh trưởng so với các phương pháp gieo mạ dược, gieo mạ trên nền đất cứng. Tốt hơn nữa là sạ lúa bằng giàn kéo tay, đây là tiến bộ kỹ thuật cần nhân rộng, rút ngắn thời gian sinh trưởng cho lúa, đỡ công lao động, năng suất cao.
Trước khi ngâm ủ nên xử lý hạt giống bằng một trong các sản phẩm: nước vôi trong 2-3% trong 12 giờ, CuSO4 1-4% trong 24 giờ, Physan 20L trong 24 giờ hoặc ngâm nước nóng 54oC trong 4-5 phút… để diệt trừ mầm bệnh khô vằn, đạo ôn, đốm nâu trên vỏ hạt giống.
Bón lót sớm cho lúa cấy, bón đủ phân chuồng hoai mục 3- 5 tạ/sào 360m2, phân khoáng cân đối khoảng 15-25kg lân supe + 3-5kg đạm ure + 3-5kg kali clorua cho 1 sào lúc cấy. Đất chua độ pH
Mạ dày xúc hay mạ ném bằng khay nhựa với các giống ngắn ngày khi cấy nên để mực nước nông 1-3cm ít nhất trong 7-10 ngày giúp cho cây lúa không bị “đuối nước” sẽ nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh sớm.
Phun cho mạ trước khi cấy và lúa đang đẻ nhánh rộ một trong các chế phẩm: 3M; ET; Yogen… giúp cho lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh sớm, phòng bệnh nghẹt rễ hiệu quả.
Chỉ sử dụng các loại thuốc trừ cỏ có chứa chất an toàn cho lúa, sử dụng đúng liều lượng sau khi cấy được trên 7 ngày, lúa đã bén rễ hồi xanh, đề phòng lúa mới cấy dễ ngộ độc thuốc trừ cỏ nếu bị ngập đỉnh sinh trưởng khi gặp mưa to.