Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Các Vùng Trồng Bông Của Việt Nam – Vùng Trồng Bông Tây Nguyên

Hơn một thập kỷ qua Tây Nguyên vẫn là vùng bông lớn nhất trong cả nước. Năm 2001 diện tích bông đã đạt 14000 ha, sản lượng 12000 tấn bông hạt, chiếm 60% sản lượng bông xơ cả nước. Tỉnh Đắc Lắc (nay là Đắc Lắc và Đặc Nông) và Gia Lai là hai tỉnh có tiềm năng đất đai rất lớn, diện tích đất thích hợp cho phát triển bông vùng này khoảng 40 – 60 ngàn ha.

I. ĐIỂU KIỆN ĐẤT ĐAI

Cây bông thường được trồng trên một số loại đất chính dướỉ đây:

1. Đất đen

Là loại đất tốt chiếm diện tích khá lớn ở các tĩnh Tây Nguyên. Đất đen có độ chua pHKCl = 5,38 và hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng thích hợp cho sinh trưởng cây trồng nói chung và cây bông nói riêng. Đất tơi xốp, tầng đế cày dày, giữ độ ẩm, phân bón tốt. Cây bông, cây ngổ (bắp), cây họ Đậu trổng trên loại đất này thường cho năng suất cao và ổn định đặc biệt là cây bông vải. Đây là diện tích đất trổng màu không bị cạnh tranh với cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su v.v…

2. Đất đỏ bazan

Là loại đất phần lớn là chua, cây bông trồng trên loại đất này thường cây con sau khi mọc có hiện tượng chết khoảng hoặc phát triển còi cọc, cho năng suất không cao. Hơn nữa đất đỏ bazan là quỹ đất phù hợp cho cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su. Tuy nhiên vẫn có thể phát triển cây bông trong các vườn cây cao su, cà phê trong những năm đầu chưa khép tán song phải cẩn thận xem lý hóa tính của đất, rổi trổng thử diện tích nhỏ trước khi mở ra sản xuất lớn.

3. Đất xám

Là loại đất nghèo dinh dưỡng, cây bông trồng trên đất này không bị cạnh tranh với các cây trồng khác, nhưng năng suất thấp và hiệu quả kinh tế kém. Vì vậy trên đất này khi trồng bông cần phải chú ý tăng mật độ trồng dày lên và đầu tư phân bón thích hợp thì mới tăng được năng suất bông.

4. Đất phù sa

Ở vùng Tây Nguyên có tỉnh Gia Lai là có diện tích đất phù sa lớn. Hai huyện Ayunpa và Krongpa có hàng ngàn hecta đất trồng bông tốt. Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa hai bên sông Ayunpa và Krongpa màu mỡ, thích hợp cho sự phát triển của cây bông đông xuân (có tưới nước bổ sung). Những nãm gần đây, thực tế sản xuất bông vụ khô có tưới tại Gia Lai đã cho năng suất bình quân 16 tạ bông hạt/ha. Nhiều hộ nông dân đã đạt năng suất bông 30 – 40 tạ/ha; thu hoạch riêng bông đông xuân khoảng 10 – 15 triệu đồng. Tuy vậy những năm quá khô hạn công trinh thuỷ lợi Ayun hạ không cung cấp đủ nước tưới thì cũng khó phát triển bông đông xuân ở nơi đây.

Tóm lại trên vùng Tây Nguyên cây bông ưa với đất có độ pH trung tính, hơi kiềm. Các loại đất ít bị rửa trôi, đất phù sa mới bồi tụ, đất có đá mẹ giàu nguyên tố kiềm, đất vùng khô hạn thích hợp cho cây bông.’

Ngược lại các loại đất chua, bị rửa trôi mạnh, đất bazan đỏ bụi, đất xám bạc màu, hoặc các chân đất dễ bị úng nước không nên trổng bông.

Kết quả nghiên cứu nông hóa thổ nhưỡng cho thấy.

– Trên đất có pHKCI nhỏ hơn 4,5 và hàm lượng nhôm di động Al3+ cao hơn 3,5 mg/100 gam đất thì xảy ra hiện tượng chết cây bông con.

– Trên đất có pHKCI gần bằng 4,5 và hàm lượng nhôm di động từ 1 – 3,5 mg/100 g đất thì cây bông sống được nhưng còi cọc, có khả năng cho năng suất.

– Trên đất có pHKCI lớn hơn 4,5 và hàm lượng nhôm di động Al’1+ nhỏ hơn 1 mg/100 g đất thì cây bông sinh trưởng phát triển tốt.

Hơn một thập kỷ qua, ngành bông Việt Nam đã phát triển mở rộng diện tích bông Tây Nguyên, xây dựng được một số vùng bông chính sau:

– Tại Đắc Lắc: Gồm các huyộn trổng bông như ớuzut, CưMgar, Đakmin, Buôn Đôn, Krongbuk, EaSuop, Krongno, Krongpak v.v…

Trong đó huyện Cuzut, CưMgar có vụ bông nhờ iỉước trời lớn nhất (Cuzut đã đạt trên 5000 ha vào năm 2002, CưMgar đạt trên 2300 ha bông năm vào 2001).

– Gia Lai: Gồm một số huyện trồng bông chính vụ mưa như Chuse, Churprong, Chưpah, Mang Yaug, Kbang và Konchro. Trồng bông vụ khô có tưới có hai huyện Krongpa và Ayunpa.

II. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THỜI TIẾT

Điều kiện khí hậu thời tiết vùng Tây Nguyên có nhiều triển vọng với cây bông vải. Khí hậu Tây Nguyên cũng có 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Cây bông có thể trồng tròng vụ mưa nhờ nước trời hoặc trồng bông trong vụ khô có tưới ở một số vùng có điều kiện.

Trong mùa mưa, chế độ mưa chia thành hai vùng khác nhau rồ rệt giữa Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn.

– Vùng Tây Trường Sơn: Mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng 4 kết thúc vào tháng 11, mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10, với lượng mưa từ 200 I 300 mm/tháng và hơn 20 ngày mưa/tháng. Nhiệt độ cao, biên độ nhiệt lớn gần giống khí hậu miền Đông rất phù hợp cho cây bồng phát triển.

– Vùng Đông Trường Sơn: Mùa mưa bắt đầu thường muộn hơn vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 Mưa đầu vụ tạo điều kiện cho cây bông phát triển thuận lợi. Song ỏ vùng này lượng mưa lớn thường tập trung vào các tháng cuối năm, từ tháng 10 kéo dài sang tháng 12, kết hợp điều kiện nhiệt độ không khí thấp, ẩm độ không cao nên có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất xơ.

Chế độ mựa nhìn chung thích hợp cho trồng 2 vụ cây ngắn ngày trong năm nhờ nước trời. Song đối với cây bông cần phải xác định thòi vụ thích hợp cho từng vùng , khác nhau để không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của xơ bông.

Bảng 10. Một số yếu tố khí hậu thời tiết Tây Nguyên (Số liệu mùa mưa Trạm Cưzut – Đắc Lắc và Chúse – Gia Lai)

Tháng

t°TB (°C)

Ầm đô (%)

Lượng mưa (mm)

Số ngày mưa

Nắng

Đắc

Lắc

Gia

Lai

Đắc

Lắc

Gia

Lai

Đắc

Lắc

Gia

Lai

Đắc

Lắc

Gia

Lai

Đắc

Lắc

(ngày)

Gia

Lai

(giờ)

7

26,4

22,3

80

92

189,8

346,5

14

14

17

119,7

8

24,9

22,2

86

94

287,7

510,5

25

14

6

104,0

9

24,9

21,5

87

94

290,4

243,5

23

13

7

95,7

10

25,2

22,4

83

88

132,7

105,5

11

2

20

182,4

11

24,2

121,5

84

186

86,0

13,5

11

2

19

165,7

12

24,3

21,2

80

85

0,2

0,0

1

0

30

243,5

III. CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ VỊ TRÍ CÂY BÔNG

Do điều kiện đất đai cao nguyên như đã trình bày ở trên và đặc điểm khí hậu thời tiết Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt, hình thành cơ cấu cây trồng cũng đã bao đời riaỷ. Nhưng dần đần cùng vổi sự phát triển chung của nền kirilì tế đất nước thì cơ cấu cây trồng nông nghiệp cũng aườc phát triển cho phù hợp để khai thác thế mạnh vùng Tây Nguyên hùng vĩ.

– Đối với vùng đất đò Bazan: Là vùng đặc trưng phù hợp với thế mạnh của cây công nghiệp dài ngày nhữ cà phê, cao su, cacao, hồ tiêu v.v…

– Đất đen: Là đất màu, gieo trồng cây lương thựG và cây công nghiệp ngắn ngày, có 2 vụ rõ rệt.

Vụ 1: Bắt đầu gieo trồng từ tháng 4 thu hoạch vào tháng 7 với các cây trồng chù yếu đậu xanh, lạc, ngô (bắp); lúa rẫy.

Vụ 2: Bắt đầu vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 thu hoạch vào tháng 11, tháng 12, với cây trồng chủ yếu ngô (bắp), đậu tương, đậu cove, bông v.v…

– Đất xám: Là loại đất nghèo dinh dưỡng, cũng trồng đậu xanh, đậu phộng (lạc) và bông. Trên đất này trồng bông phải đầu tư lớn thì mới cho năng suất cao.

Nhìn chung lượng mưa của Đắc Lắc tập trung từ tháng 8 đến tháng 11 thậm chí kéo dài tới tháng 12 song lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và tháng 10; nên thời vụ gieo bông tốt nhất là từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7 (ở vùng Tây Trường Sơn), còn gieo từ cuối tháng 7 sang đầu tháng 8 (ở vùng Đông Trường Sơn).

Từ thập kỳ 90 của thế kỹ 20 cầy bông mới chính thức được phát triển và sản xuất lớn ở Đắc Lắc và chiếm vị trí là một trong rìihứrig cây trổng quan trọng vụ 2. Để đảm bảo thời vụ cây bông, khắc phục những biến động của thời tiết thì hình thức thường được gieo gối trong cây ngô (bắp) vụ 1 hoặc cây đậu là tốt nhất. Bông được trồng thuần hoặc bông trồng xen với các cây họ Đậu như đậu phộng (lạc), đậu nànhị (đậu tương) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân các dân tộc Tây Nguyên.

Vùng đất Tây Nguyên cũng là vòng bông dựa nước trời lý tưởng có thể phát triển bông hàng hóa vói diện tích khoảng 40.000 – 60.000 ha nếu nơi đây được Nhà nước đầu tự xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tốt cùng các chính sạph hỗ trợ cho vùng trồng bông.