Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Các Vùng Trồng Bông Của Việt Nam – Vùng Trồng Bông Miền Bắc

Có hai vừng là đồng bằng Bắc bộ và trung du miền núi mang đặc điểm đất đai, sinh thái khí hậu và tập quán canh tác hoàn tồàn khác nhau.

I. ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI

– Vùng đồng bằng Bắc bộ gồm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam. Có diện tích 1.670,000 ha. ở đây có các nhóm chủ yếu:

Đất phù sa: 599.635 ha, chiếm 35,91%; “

Đất vàng đỏ: 366.569 ha, chiếm 21,96%;

Đất mặn; 90.062 ha, chiếm 5,39%;

Đất phèn: 79.209 ha, chiếm 4,79%.

Nhìn chung phân tích các chỉ tiêu cho thấy đất đồng bằng sông Hồng tốt, thành phần cơ giới trung bình và nặng, màu nâu tươi, phản ứng trung tính và ít chua, độ no bazơ cao, mùn và đạm tổng số trung bình, ỉân tổng số trung bình đến khá, hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu cao, các chất dễ tiêu khác và cation trao đổi cao.

Đất đồng bằng Bắc bộ rất phù hợp với nhiều loại cây trồng trong đó có cây bông.

– Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Là đất feralit hình thành trên các núi, cao nguyên đá vôi. Có 3 loại đất chính ở vùng này là: đất đen, đất nâu đỏ và đất xám, trong đó đất đen chiếm 70% ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đất đen là loại đất tốt, có hàm lượng dinh dưỡng cao, thường phân bố ở các thung lũng hoặc chân các núi đá vôi. Đất có kết cấu viên thoáng khí, dễ thoát nước. Trong đất có lẫn những viên đá mẹ đang còn phong hóa từ từ. Đất có độ pHKCI hơi kiềm đến kiềm 7 – 8,2. Cation Ca2+ và Mg2+ ở tầng đế cày cao (10,4 và 4,2). Đất giàu mùn 4,33%, hàm lượng lân tổng số cao: 3,66 mg/100 g đất. Đất đen có thành phần cơ giới trung bình và nặng (bảng 11, đại diện là tỉnh Sơn La).

Ở miền núi phía Bắc cho thấy không có nước ngầm, các kết quả nghiên cứu về địa tầng đã kết luận dưới lòng đất là các hang động đá vôi chằng chịt thông ra suối và những con sông lớn như sông Mã, sông Đà. Do vậy sau những đợt mưa to nước được thoát rất nhanh xuống các hang động dưới lòng đất.

Đất trung du miền núi phía Bắc nhìn chung phù hợp cho các cây màu, cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển trong đó có cây bóng, đặc biệt là vùng sinh thái Tây Băc Việt Nam.

Bảng 12. Một số chỉ tiêu hóa tính của đất trổng bông ở Mai Sơn 1 Sơn La

pHKCI

Mùn

(%)

N

tổng

số

N thuỷ phân (mg/100 g đất)

P2O5

K20

%

mg/100 g đất

%

mg/100 g đất

8,02

4,53

0,21

4,28

0,30

3,66

0,33

22,39

II. ĐIỂU KIỆN KHÍ HẬU

1. Vùng đồng bằng Bắc bộ

Là vùng có khí hậu bốn mùa rất đặc trưng xuân, hạ, thu, đông

– Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp nhất trong năm là mùa đông (tháng 10 1 tháng 12) đến đầu mùa xuân (tháng 1 nhiệt độ trung bình là 16,1%, tối thấp là 13,8). Nhiệt độ tăng dần và cao nhất vào các tháng mùa hè (từ tháng 5 I tháng 7, nhiệt độ trung bình là 27 I 29°c, tối đa là 30 1 33°Q. Nhiệt độ trên đây rất thuận lợi cho sinh trưởng của cây trổng vụ xuân hè và hè thu.

– Ẩm độ và lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1800 mm, phân bố lượng mưa tập trung cao từ tháng 5 đến tháng 10, đặc biệt cao là tháng 7, 8, 9, 10. Các tháng có lượng mưa cao cũng là các tháng thường xảy ra bão lớn, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến cây trồng nói chung ở đồng bằng Bấc bộ.

Bảng 13. Một số yếu tố khí hậu của đổng bằng Bắc bộ (Đại diện Trạm Thái Bình)

Tháng

Nhiệt độ TB (°C)

Nhiệt độ thấp nhất (°C)

Nhiệt độ cao nhất (°C)

Ẩm độ TB (%)

Lượng

mưa (mm)

Số giờ nắng (giờ)

I

16,1

13,8

19,1

85

27,5

78,8

II

16,8

15,1

19,2

89

31,0

35,3

III

19,5

17,9

22,0

91

45,8

41,1

IV

23,2

21,3

26,1

90

87,2

90,5

V

27,0

24,5

30,6

85

167,8

198,6

VI

28,6

26,0

32,1

83

206,1

184,7

VII

29,2

26,6

32,5

82

233,8

223,0

VIII

28,3

25,9

31,5

86

342,4

174,0

IX

27,0

24,6

30,1

86

343,8

179,6

X

24,4

21,7

28,0

85

216,6

178,3

XI

21,1

18,3

24,9

82

80,1

143,6

XII

17,7

14,9

21,3

83

22,6

127,4

Cả năm

23,2

20,9

26,4

86

1804

1654,4

– Bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng trong năm là 1654,4 giờ. Tập trung lớn cũng là các tháng từ tháng 5 đến tháng 11, còn các tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thì số giờ nắng ít, trời âm u, mưa phùn. Nhìn chung số giờ nắng trong năm ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp của cây trồng, đặc biệt có lợi cho cây trổng xuân hè và hè thu.

2. Vùng trung du và miền núi phía Bắc

– Nhiệt độ: Vùng núi Đông Bắc thường có nhiệt độ cao hơn vùng phía Tây, nhiệt độ trung binh năm cao nhất từ tháng 5 đến tháng 9 (25 I 27°C), nhiệt độ thấp nhất tháng 12, tháng 1, tháng 2.

Vùng núi Tây Bắc là vùng có độ cao 500 m – 1050 m nằm sâu trong lục địa nên có nhiệt độ trung bình hàng năm thấp hơn đồng bằng Bắc bộ. Đây là vùng mang tính chất của khí hậu cao nguyên đặc trưng. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn. Thời tiết khí hậu cũng phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ dao động trong năm thấp nhất tháng 1 là 16°c đến 23,7°c (tháng 4). Nhiệt độ tăng từ tháng 5 đến tháng 9 (24°c 125°C), từ tháng 10 trở đi nhiệt độ lại giảm dần.

Đặc biệt vùng Tây Bắc’ còn mang khí hậu khô nóng của gió Lào.

– Ẩm độ và lượng mưa: Tông lượng mưa trong năm trung bình từ 1300 – 1500 mm. ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt giống như miền Nam: Mùa mưa nóng bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 10; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 3 năm sau, chỉ có điều khác miền Nam là mùa khô lại kèm theo trời rét, nhiệt độ thấp trong khi miền Nam lại rất nóng.

Ẩm độ không khí trong mùa mưa khá cao (bằng hoặc cao hơn 85%); trong mùa khô cũng thấp hơn hoặc bằng 80%.

– Bức xạ mặt trời: Số giờ nắng vùng núi cũng khá cao, hầu hết các tháng đều đạt 200 giờ. Thắng 2 ỉà tháng có giờ chiêu sáng thấp nhất, tháng 10 thường là tháng có số giờ nắng cao.

Nhìn chung bức xạ mặt trời ở vùng núi phía Bắc cũng thuận lợi cho sự quang hợp của cây trổng nói chung và cây bông nói riêng.

Bảng 14. Một số đặc điểm khí hậu thời tiết vùng núi Tây Bắc (Tỉnh Sơn La đại diện Trạm Khí tượng thủy văn Tây Bắc)

Tháng

Nhiệt độ TB (°C)

Nhiệt độ thấp nhất (°C)

Nhiệt độ cao nhất (°C)

Ẩm độ TB (%)

Lượng

mưa (mm)

Số giờ nắng (giờ)

I

16,7

9,0

30,3

74,0

5,0

203,5

II

17,6

7,6

32,2

68,5

6,5

168,0

III

21,8

12,4

36,0

69,0

30,5

180,0

IV

23,7

15,8

35,0

75,0

121,0

210,0

V

24,8

17,4

35,4

82,0

239,0

198,0

VI

25,9

21,3

34,0

88,5

189,0

213,5

VII

25,4

21,7

33,4

86,0

215,0

199,5

VIII

25,5

20,4

33,1

84,0

250,0

214,0

IX

23,2

12,1

31,8

83,0

152,5

198,0

X

21,9

12,5

31,2

76,0

114,5

229,0

XI

19,2

8,7

30,9

73,6

44,0

197,5

XII

17,2

5,0

31,4

69,0

6,0

182,0

Cả năm

21,9

13,6

32,5

77,3

1373,5           

2393,0

Nguồn: Trạm Khí tượng thuỷ văn vùng Tây Bắc.

III. TẬP QUÁN CANH TÁC VÀ VỊ TRÍ CÂY BÔNG

1. Đồng bằng Bắc bộ

Với điều kiện đất đai và đặc điểm thời tiết khí hậu hàng ngàn đời này nồng dân đồng bằng Bắc bộ chỉ trồng hai vụ lúa chính là vụ chiêm (từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau) và vụ lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 10). Còn trên đất bãi phù sa ven sông thường trổng màu quanh năm (2-3 vụ) gồm các cây ngô, đậu đỗ, rau hành…

Những thập kỷ gần đây do tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp đặc biệt là các giống cây ngắn ngày, chúi sớm, năng suất cao được đưa vào sản xuất nên trong nội đồng nông dân đã trồng tới 3 vụ/năm: Vụ lúa xuân hè (từ tháng 3 đến tháng 5); vụ lúa hè thu (từ tháng 6 đến tháng 10) và vụ đông (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau). Còn trên đất đồng bãi vẫn được trồng màu quanh năm với các giống lai năng suất cao.

Cây bông là cây nhiệt đới đã được đưa vào trồng thử nhiều năm ở đồng bằng Bắc bộ. Thời kỳ đầu ở thập kỷ 50 – 60 thế kỷ trước trồng các giống bông cỏ ngắn ngày. Những năm gần đây trồng các giống bông lai luồi có thời gian sinh trưởng dài hơn. Kết quả đạt được cho một vài nhận xét sau:

– Nếu đưa cây bông vào trồng vụ đông xuân thì thời kỳ đầu gieo bông nhiệt độ thấp, cây bông con sinh trưởng kém. Khi ra hoa đậu quả và chín thì nhiột độ cao và mưa quá nhiều không thuận lợi cho cây bông. Đặc biệt nhiểu năm do rét cây bông kéo dài sinh trưởng lại không nở được quả, ỉàm lỡ vụ sản xuất sau.

– Nếu trổng bông vào mùa mưa như miền Nam Jighĩa là bông gieo vào tháng 5, 6 thu hoạch tháng 10, 11. Khi gieo nhiệt độ cao, mưa nhiều cũng ảnh hưởng tới cây con. Khi cây ra hoa, đậu quả, quả già chín thì nhiệt độ cao, mưa ỉớn, ẩm độ không khí cao, đặc biệt là hay gặp bão gió cũng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng sinh thực và chất lượng xơ bông.

Nhìn chung không nên phát triển bông ở đồng bằng Bắc bộ. ở đồng bằng Bắc bộ quả thật là “Thiên chưa thời tuy địa rất lợi và nhân rất hòa” cho cây bông.

2. Ở Trung du và miền núi phía Bắc

Ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt Tây Bắc Việt Nam (Sơn La, Lai Châu, Lào Cai v.v…) có quỹ đất đen phì nhiêu màu mỡ, thời tiết khí hậu có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa như miền Nam.

Nông dân là bà con dân tộc ít người có tập quán làm hai mùa: vụ xuân hè trồng chủ yếu cây màu như ngô xuân, đậu nành, đậu đen, lúa nương (từ tháng 3 đến tháng 6); vụ hè thu (từ tháng 6 đến tháng 10) lại trồng ngô, đậu tương, lúa rẫy V V… Các đất khác có điều kiện trồng cây công nghiệp như chè, cà phê.

Do mùa mưa ở vùng này từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung, nhiệt độ trung bình cao vào đầu vụ và giảm dần vào cuối vụ, ngoài ra ở đây còn có những đợt gió Lào xen kẽ nóng khô, rất thuận lợi cho việc trồng bông nhờ nước trời. Cây bông cần được gieo sớm vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 (có thể gieo thuần hoặc gieo gối trong ngô, trong đậu trước khi thu hoạch 20 – 25 ngày) để thu bông gọn trong tháng 9 hoặc sang đầu tháng 10 tránh được nhiệt độ thấp.

Mấy năm gần đây, từ nãm 2002 – 2005 đã được bà con các dân tộc tiếp thu trổng, mặc dù chăm sóc chưa đảm bảo kỹ thuật cũng vẫn thu được năng suất bình quân 1 tấn bông hạt/ha, cá biệt có hộ đạt 2,0 – 2,5 tấn/ha. Trồng bổng có hiệu quả hơn lúa rẫy và ngô, đậu trên cùng chân đất và mùa vụ. Riêng tỉnh Sơn La cây bông luồi lai Fị đã trồng được 1500 ha (năm 2004) cho năng suất khá cao, giúp bà con các dân tộc có thu nhập cao góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa.

Ở miền Bắc Việt Nam có lẽ vùng núi Tây Bắc là vùng “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” cho cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày nói chung và cây bông nói riêng. Chính vì vậy nên chăng cần tập trung đầu tư phát triển cây bông ở đây để tạo vùng nguyên liệu hàng hóa lớn cho ngành dệt.