Khi bón phân cho lúa ngắn ngày cần lưu ý có liên quan một số điểm sau:
1. Làm đất: Nên tiến hành cày ải sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, có thời gian cách ly giữa 2 vụ 3-4 tuần để cho đất phục hồi, giảm ngộ độc hữu cơ. Có thể sử dụng chế phẩm Trichoderma để xử lý rơm rạ là rất tốt.
2. Thời vụ: Hè Thu chính vụ gieo trong tháng 4-5 dương lịch. Nên gieo sạ đồng loạt, tập trung né rầy và theo con nước (thủy văn) của vùng. Vùng không chủ động nước chờ mưa gieo từ 15/5 đến 15/6 dương lịch.
3. Chọn giống: Nên chọn giống thích hợp: cứng cây, chịu phèn, năng suất cao, chất lượng tốt (để dễ bán). Nên sử dụng giống xác nhận (không lấy lúa thịt làm lúa giống). Đặc biệt nên giảm tỷ lệ giống lúa cấp thấp như IR50404, OM576 xuống dưới 10% ở vụ Hè Thu này.
Một số khuyến cáo về bón phân cho lúa vụ Hè Thu
– Nên bón lót phân lân (Văn Điển, Ninh Bình, Long Thành) để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa phát triển tốt. Trên chân đất 3 vụ hoặc trên đất xám, đất giồng cát nghèo hữu cơ có thể tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh để cải tạo đất, tăng giữ nước, giữ phân.
– Nên bón phân đợt 1 sớm từ 7-10 ngày và bón nhiều lân, nhiều đạm vì cây lúa Hè Thu mọc trong điều kiền còn gốc rạ của lúa Đông Xuân, trời nắng nóng, dễ bị xì phèn, bị ngộ độc hữu cơ –> rất cần bón nặng đầu giúp cây lúa ra rễ, đẻ nhánh thuận lợi ngay từ đầu là biện pháp quan trọng để đạt năng suất cao.
– Bón phân dợt 2 từ 18-22 ngày (đối với lúa 90-100 ngày), có thể kéo dài đến 25 ngày sau sạ đối với lúa dài hơn 100 ngày. Bón phân dợt 2 trễ sẽ sinh nhiều chồi vô hiệu, là nơi phát sinh nhiều sâu bệnh. Bón trễ làm lúa xanh lâu (do còn phân) ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển sang làm đòng của cây lúa (quy luật 2 xanh, 2 vàng). Bón phân đợt 2 còn có nhiệm vụ sửa ruộng cho đều (bằng biện pháp bón vá áo).
– Bón phân đợt 3 (đón đòng) nông dân còn lúng túng, không biết điều chỉnh lượng phân ra sao cho thích hợp, có gần 50% nông dân bón đón đòng sai kỹ thuật.
– Nên kết hợp với phân bón lá để phun xịt tiếp sức cho ruộng lúa phát triển nhanh, nếu có trục trặc về nước không có nước để bón phân thì hãy xịt phân bón lá (3-5 ngày xịt/lần) giúp ruộng lúa phát triển thuận lợi.
BÓN PHÂN CHO LÚA NGẮN NGÀY VỤ HÈ THU 2012
1. TRÊN ĐẤT XÁM:
– Công thức phân bón sử dụng: 92N / 60 P205 / 60 K20 5
– Cách bón: Chọn 1 trong cách cách sau:
Đợt bón (ngày sau sạ: NSS) |
Lót |
Đợt 1 (7-10 NSS) Cây con |
Đợt 2 (18-22 NSS) Đẻ nhánh |
Đợt 3 (40-45NSS) Làm đòng |
Tổng lượng phân/ha (kg) |
CÁCH 1 92-60-60 |
400kg lân1 (Ninh Bình |
80 kg Ure 50 kg KCl2 |
80 kg Ure |
10 kg KCl4 40 kg Ure 40 kg KCl |
400 kg lân 200 kg Ure 100 kg KCl |
CÁCH 2 92-60-60 |
250kg lân1 (Ninh Bình |
30 kg DAP 70 kg Ure 50 kg KCl2 |
20 kg DAP3 70 kg Ure |
10 kg KCl4 40 kg Ure 40 kg KCl |
250 kg lân 180 kg Ure 50 kg DAP 100 kg KCl |
CÁCH 3 92-60-60 |
0 |
70 kg DAP 50 kg Ure 50 kg KCl2 |
20 kg DAP3 40 kg DAP 60 kg Ure |
10 kg KCl4 40 kg Ure 40 kg KCl |
150 kg Ure 130 kg DAP 100 kg KCl |
Ghi chú:
1 Chọn 1 trong 3 dạng lân đều tốt. Lân Long Thành bón sau khi tháo nước xong.
2 Có hiệu quả cao trên đất xám bạc màu, ít hiệu quả trên đất xám mùn (thấp)
3 20 kg DAP in chữ nghiêng không được trộn chung, phải bón riêng vào những chỗ lúa xấu, gò cao, chỗ cấy dặm (bón vá áo, sửa ruộng cho đều)
4 Sử dụng 10 kg KCl bón trước vào những chỗ lúa tốt, còn xanh (chỉ bón kali, không bón Ure)
5 Vùng đất 3 vụ, đất chai, cằn cổi có thể tăng lượng đạm (đợt 1 và đợt 2) lên 10%
2. TRÊN ĐẤT PHÙ SA:
– Công thức phân bón sử dụng: 92N / 46-53P205 / 30 K20 5
– Cách bón: Chọn 1 trong cách cách sau:
Đợt bón (ngày sau sạ: NSS) |
Lót |
Đợt 1 (7-10 NSS) Cây con |
Đợt 2 (18-22 NSS) Đẻ nhánh |
Đợt 3 (40-45NSS) Làm đòng |
Tổng lượng phân/ha (kg) |
CÁCH 1 92-53-30 |
200kg lân1 (Ninh Bình |
30 kg DAP 60 kg Ure |
20 kg DAP3 80 kg Ure |
10 kg KCl4 40 kg Ure 40 kg KCl |
200 kg lân 180 kg Ure 50 kg DAP 50 kg KCl |
CÁCH 2 92-46-30 |
0 |
50 kg DAP 60 kg Ure |
20 kg DAP3 30 kg DAP 60 kg Ure |
10 kg KCl4 40 kg Ure 40 kg KCl |
160 kg Ure 100 kg DAP 50 kg KCl |
Ghi chú: như bảng 1
2. TRÊN ĐẤT PHÈN:
– Công thức phân bón sử dụng: 82-83N / 60-62P205 / 30 K20 5
– Cách bón: Chọn 1 trong cách cách sau:
Đợt bón (ngày sau sạ: NSS) |
Lót |
Đợt 1 (7-10 NSS) Cây con |
Đợt 2 (18-22 NSS) Đẻ nhánh |
Đợt 3 (40-45NSS) Làm đòng |
Tổng lượng phân/ha (kg) |
CÁCH 1 82-60-30 |
400kg lân1 (Ninh Bình |
70 kg Ure |
70 kg Ure |
10 kg KCl4 40 kg Ure 40 kg KCl |
400 kg lân 180 kg Ure 50 kg KCl |
CÁCH 2 82-62-30 |
200kg lân1 (Ninh Bình |
50 kg DAP 50 kg Ure |
20 kg DAP3 60 kg Ure |
10 kg KCl4 40 kg Ure 40 kg KCl |
200 kg lân 150 kg Ure 70 kg DAP 50 kg KCl |
CÁCH 3 83-60-30 |
0 |
70 kg DAP 50 kg Ure |
20 kg DAP3 40 kg DAP 60 kg Ure |
10 kg KCl4 40 kg Ure 40 kg KCl |
130 kg Ure 130 kg DAP 50 kg KCl |
Ghi chú: như bảng 1
Hướng dẫn bón phân đón đòng theo kỹ thuật không ngày không số:
1. Không ngày: Ngày bón phân đón đòng không phải do chủ ruộng quyết định hay do nhà khoa học quyết định mà phải do ruộng lúa quyết định. Ngày nào có ít nhất 2/3 ruộng lúa chuyển sang màu vàng tranh và bóc ra thấy tim đèn (bùi nhùi) nhú ra từ 3-10mm đó là ngày bón phân đón đòng.
Lưu ý: Khi lúa đã đẻ kín hàng (30-32 ngày) tiến hành cắt nước, cắt phân để giúp lúa làm đòng thuận lợi. Tuyệt đối không được bón tiếp phân vì sẽ làm lúa đẻ nhiều chồi vô hiệu
2. Không số: Không định trước số lượng bón bao nhiêu, phải bón phân theo cách nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây và theo hướng dẫn sau:
2.1. Chỗ lúa đã chuyển sang màu vàng tranh: bón 40-50kg Urê + 50 kg KCl/ha
2.2. Chỗ lúa chuyển sang màu xanh lợt: bón 20-30kg Urê + 50 kg KCl/ha
2.3. Chỗ lúa tốt, chỗ trũng, màu xanh đậm: tuyệt đối không bón Urê, chỉ bón 50 kg KCl/ha.
Lưu ý: Tuyệt đối không được bón dư đạm vào lúc này, hại gấp nhiều lần, chỉ nên bón hơi thiếu đến vừa đủ theo hướng dẫn trên. Mức ttối đa là 50kg Urê/ha, cần thêm thì xịt phân bón lá.
Về việc bón phân rước hạt:
Khi lúa cong trái me (72-80 ngày) nếu 3 lá đòng trên cùng có màu hơi vàng có thể bón 20kg Urê/ha có tác dụng làm chắc, mẩy hạt. Nếu 3 lá đòng trên cùng vẫn còn xanh có thể sử dụng phân bón lá có chứa Kali, Humate và vi lượng (Bo) cũng cho kết quả tốt.