Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Vi khuẩn là gì

Vi khuẩn có hại có thể gây bệnh cho chúng ta. Bên cạnh hại khuẩn, chúng ta có lợi khuẩn – chúng giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn, hoặc nhờ lợi khuẩn trong phân bón hữu cơ để biến chất thải thức ăn thành đất mới.

Vi khuẩn là những vi sinh vật sống, những đơn bào nhỏ gọi là tế bào nhân sơ không chứa nhân và thường tìm thấy những nhóm rất lớn bởi vì chúng có thể sinh sản nhanh chóng.

Có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau và được chia thành những loại và nhóm khác nhau, mỗi một nhóm có các đặc tính rất riêng biệt.

Vi khuẩn là những tế bào đơn giản nhất và nhỏ hơn tế bào người rất nhiều, bằng 1/100 kích thước tế bào người.

Các tế bào người lớn nhất bằng đường kính của sợi tóc, nhưng đa phần các tế người nhỏ bằng 1/10 đường kính sợi tóc. Bởi vì vi khuẩn rất nhỏ nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được qua kính hiển vi.

 

 

Mẫu vi khuẩn E. coli

Vi khuẩn được bao phủ bởi lớp màng tế bào, bên trong màng là tế bào chất gồm 70% là nước và 30% là các enzyme (các protein mà tế bào tự tạo ra để dùng làm nguồn năng lượng).

Ở giữa tế bào là ADN hình cầu. ADN về cơ bản là một mẫu để thông tin cho tế bào tạo ra các protein của riêng nó như thế nào.

Nếu bạn có thể duỗi thẳng chuỗi ADN ra thành một sợi dài, thì thực sự kinh ngạc bởi nó có chiều dài gấp 1.000 lần chiều dài của tế bào vi khuẩn.

ADN của một tế bào vi khuẩn không được bảo vệ, nó nổi trong tế bào chất. Bên ngoài tế bào có các sợi dài gọi là tiên mao để giúp cho tế bào di chuyển. Không phải tất cả vi khuẩn đều có tiên mao, một số loài vẫn có các cách di chuyển khác nhau.

Dù vi khuẩn là tế bào cực nhỏ, nhưng chúng cũng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.

Hình dạng phổ biến nhất là hình que, hình cầu, hình xoắn ốc, và trong những nhóm hình dạng này vi khuẩn có thể to, nhỏ, bầu dục, mập, dài, ngắn và thậm chí đầu này dày hơn đầu kia. Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của vi khuẩn là do tất cả chúng có gien khác nhau (ADN).

Toàn bộ các đặc tính này gọi là hình thái học của vi khuẩn. Vi khuẩn cũng có thể tồn tại ở các dạng đơn bào hoặc thành nhóm như các chuỗi, các cặp và các cụm.

 

Trong khi hầu hết vi khuẩn phải tìm thức ăn (đường, protein (chất đạm), vitamin) để sống, một số khác có thể tự tạo ra thức ăn cho chúng từ các thứ trong môi trường như ánh nắng và carbon dioxide.

Một số vi khuẩn cần năng lượng từ môi trường để làm thức ăn, trong khi một số vi khuẩn khác có thể tự tạo ra năng lượng bằng cách sử dụng các nguyên tố khác chung quanh nó.

Một số loài vi khuẩn có thể mọc tốt nhất ở những nơi mát, ẩm thấp như trong đất hoặc ở trong ao, trong khi số khác có thể mọc ở những nơi nóng như trong máy nước nóng hoặc gần núi lửa dưới biển.

Thậm chí có loài vi khuẩn có thể chịu được hơi phóng xạ mạnh gấp 1.000 lần. Vi khuẩn hiện diện khắp nơi.

Có những loài vi khuẩn gây bệnh trên người, động vật và thực vật, chúng có thể lây nhiễm bằng cách có mặt trong những gì mà bạn ăn và uống. Một vài loài vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella, CampylobacterLegionella.

Khi tế bào phân chia, mỗi một tế bào mới là bản sao chính xác của tế bào mẹ theo như mô hình sau:

 

Một số loài vi khuẩn có thể nhân đôi quần thể của chúng chỉ trong vòng 20 phút.

Chỉ với một tế bào vi khuẩn và chỉ trong 4,5 giờ đồng hồ có thể sản sinh trên 16.000 tế bào. Vì thế vi khuẩn chẳng mất nhiều thời gian để tạo ra đủ lượng tế bào vi khuẩn để làm cho bạn ốm.

Chúng ta có thể bảo vệ chính mình khỏi các loài vi khuẩn gây bệnh ngay cả khi không thể nhìn thấy chúng.

Điều quan trọng là bạn luôn luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh và hỉ mũi, rửa tay trước khi ăn và chuẩn bị thức ăn cho chính mình và cho người khác. Sau mỗi bữa ăn, cất thức ăn thừa vào trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Không uống nước bẩn như nước từ bể bơi, sông, ao, hồ. Dù nhìn thấy nước có thể sạch sẽ và trong, nhưng có thể có các tế bào vi khuẩn nhỏ bé ở đó!

Nếu cẩn thận, bạn có thể tránh được vi khuẩn có hại và luôn biết rằng có nhiều loài vi khuẩn có lợi đang giúp đỡ chúng ta hàng ngày!

Tags: con tom, nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ao nuoi tom, che pham sinh hoc, vi khuan