Nơi nuôi tôm thịt được cải tạo tốt, có thể nuôi thẳng từ tôm bột lên tôm thịt, thông thường qua khâu ương giống 2-3 cm, 4-6 cm, 7-8 cm, sau đó nuôi tôm thịt hiệu quả sẽ cao hơn. Nơi ương giống TCX cần gắn liền với nơi nuôi tôm thịt. Tùy điều kiện cụ thể ở từng nơi mà có ương tôm giống thích hợp, có thể ương giống TCX ở ao, vào bể,… Điểu kiện cần để ương tôm: có nguồn nước sạch dồi dào cung cấp suốt thời gian ương tôm, nước không bị nhiễm độc, nước cỏ cây, nước có độ trong 25- 40 cm, pH 7-8,5, NH3 dưới 1 mg/1, NO2 dưới 0,1 mg/1, độ mặn dưới 10°/(K).
I. ƯƠNG TCX ở AO ĐẤT
Xây dựng ao: Đất để ương tôm là đất thịt giữ được nước, không có phèn tiềm tàng. Diện tích ao ương 100- 1.000 m2, tốt nhất 500-700 m2, có độ sâu 0,8-1,2 m. Đáy ao bằng phẳng, có độ.nghiêng về nơi rút nước. Trước bọng tiêu nước có hố rộng 2-3 m, sâu 0,3 m, rộng bằng chiều rộng của ao để tôm rút xuống hố khi thu hoạch. Có thể sử dụng mương, vườn, liếp hiện có để ương tôm. Ao mương ương tôm phải trực tiếp với nguồn nưđc sạch, ao có nhiều hang hốc là nơi trú ẩn địch hại của tôm.
Ao được cải tạo tốt: dọn sạch cây cỏ, chất hữu cơ có ở trong ao và bờ bao có thể rơi xuống ao, nên vét sình bùn đến đáy trơ, xảm các hang mội; tu sửa bờ đập bộng. Bờ, đập có lưới chắn cá, ếch, nhái, … vào ăn tôm. Bộng có thể bằng nhựa, xi măng,… song bằng nhựa gọn, dùng lâu dài, dễ thao tác. Nơi có điều kiện đặt bộng trên lấy nước vào, bộng sát đáy thay nước ra, có thể làm một bộng bằng nhựa ở sát đáy ao và có co điều tiết nước theo nhu cầu.
Bộng được nối liền với ao trữ nước hoặc sông rạch, trong bộng có lưới dày a = 0,5mm (có thể dùng vải KT) hình chóp bịt 2 đầu để lấy nước vào ao tôm, ngăn cá, tép vào ao ăn tôm.
Bón vôi cho ao theo pH của đất:
pH bùn đáy ao |
Vôi bột dùng (kg/ 100 m ) |
5
5.5 6 6.5 7 |
25
22 17 13 10 |
Bón vôi bột nung chín (CaO) đê diệt mầm bệnh, tăng pH, diệt cá tép, nòng nọc có ở trong ao. Nếu còn sót cá dùng dây thuốc cá 2 – 4 kg/ 100m3 nước.
Ao đưực phơi nắng 5-7 ngày đến đất đáy se cứng (nơi không có phèn tiềm tàng), sau đó cho nước đã lọc kỹ vào 0,5m. Dùng phân gà, phân heo đã ủ hoai, phân cho vào bao treo ở một số vị trí ao, hàng ngày di động bao phân để nước từ phân ra ao. Có thể dùng phân hóa học rải ở ao.
Lượng phân:
– Phân hữu cơ:
• Phân gà 200 – 700 kg/ha • Phân heo ủ 1000- 1500 kg/ha
– Phân vô cơ:
• Ưrea 20 – 25 kg/ha
• Lân 10- 15 kg/ha
Phân hóa học mau lên màu và cũng mau xuốhg. Nước có màu xanh lá chuôi non là tốt. Cho rước vào ao quã lưới lọc, nước 0,8-1 m để nước ổn định 2 ngày thả tôm. Nếu có bọ gạo phải diệt bọ gạo trước khi thả tôm bằng dầu lửa có khung và đốt đèn vào đêm. Không được dùng hóa chất độc trong cải tạo ao tôm. Thả 5-7 tàu lá dừa hoặc nẹp thùng, lưới nylon làm vật bám cho tôm ương. Có điều kiện cần kiểm tra các thông số kỹ thuật nói ở phần trên khi thả tôm hoặc thả tôm thử trước khi thá chính thức. Việc chuẩn bị ao tốt và lưới lọc kỹ rất quan trọng cho thành công ương tôm ở ao.
– Chọn TCX bột đều cỡ, tôm khỏe mạnh, không mầm bệnh, tôm nhanh nhẹn, thả cùng một lượt ở ao ương, thả vào sáng sớm hoặc chiều mát, không thả lúc đang mửa.
Bọc tôm được thả ỏ ao 15 phút, sau đó mở bọc tôm, té nước ở ao vào bọc tôm từ từ để nhiệt độ nước ở ao và bọc không chênh lệch (quá 2-3°C). Thả tôm ở giữa ao và đều ao. Cần lưu ý xem độ mặn ở nơi ương tôm mà hạ độ mặn ở nơi sản xuất tôm bột tương ứng để thả tôm ương không bị sốc. Mật độ ương 60-200 Pl/m2, thông thường 80-100 Pl/m2 1 thời gian ương 45-60 ngày, cỡ tôm đạt 4-6-8cm. Nếu ương 30 ngày, mật độ ương 300 Pl/m2, cỡ tôm đạt 2-3 cm.
– Cho tôm ăn: Tạo thức ăn ở tại chỗ cho tôm bằng cải tạo ao tốt, bón vôi bột và phân cho ao đến màu xanh nõn lá chuôi non, thức ăn tự nhiên này rất cần thiết cho ương tôm ở ao ở giai đoạn đầu.
Thức ăn nhân tạo: sử dụng thức ăn có ở địa phương như ốc, cá tạp, cua, mực, trứng, ruốc, trùng, bột đậu nành, dầu dừa,… cho tôm ăn. Mười ngày đầu cá tép hấp với lòng đỏ trứng gà rải đều cho tôm ăn, sau đổ cá tép hấp nghiền nhỏ rái đều. Có thể cho tôm ăn trùng chỉ càng tốt. Nơi có nhiều cá biển rẻ cho tôm ăn, tôm rất thích ăn cá biển: chọn cá biển ít mỡ, nhiều thịt, tươi. Bỏ đầu, vi, vẩy, moi gan, hấp hoặc luộc cá chín, tách bỏ xương chỉ lấy phần thịt tán nhuyễn. Rang khô cá, cho vào chai, bọc bảo quản, tôm ăn dần từ 3-5 ngày. Lượng thức ăn dùng 10-20% trọng lượng tôm/ ngày.
– Dùng thức ăn công nghiệp cho tôm ăn: có thể sử dụng thức ăn cho tôm sú để cho tôm càng giông ăn. Rất nhiều hãng bán thức ăn cho tôm, song cần chọn lựạ đảm bảo độ đạm trên 35%, mùi hấp dẫn tôm, thời gian tan trong nước sau 6 giờ, thức ăn sản xuất ra không quá 3 tháng, quá hạn tôm yếu ăn và có thể bị ngộ độc. (Xem bảng 2).
Nơi có điều kiện cần có sự kết hợp thức ăn KÔng nghiệp với thức ăn tươi, trùng chỉ để khích thích tôm ăn mạnh, mau lớn, giảm chi phí. Cho tôm ăn, nhât là thức ăn tươi dư sẽ gây ô nhiễm ao ương tôm. Số lần cho tôm ăn ngày 4-5 lần (6 giờ, 10 giờ, 14 giờ, 18 giờ, 22 giờ).
Khi ương tôm sau 1 tháng, ngày cho ăn 2 lần, sáng 5-7 giờ: 30%, chiều 18-19 giờ: 70%
Bảng 2. – Thời gian nuôi, trọng lượng thức ăn, cỡ thức ăn
Thời gian nuôi (ngày) |
Trọng lượng tôm (gam) |
Thức ăn viên (%) |
Thức ăn tươi (%) |
Cỡ hạt thức ăn (mm) |
P1 + 10 10 10 10 10 10 |
0,05 – 0,25 0,25 – 0,50 0,50 – 1,00 1,00 – 1,50 1,50 – 2,00 2,00 – 2,50 |
50 40 30 30 25 20 |
200 150 100 100 100 100 |
1,0 1,0 1,5 1,5 2,0 2,0 |
– Thức ăn được rải đều ao, có phần nhiều hơn ở cặp mé nạương ao. Dành 10% lượng thức ăn cho vào sàn để kiểm tra tôm ăn, sau 2 giờ tôm ăn hết thức ăn thì tăng lượng thức ăn. Nếu thức ăn còn dư nhiều ở sàn, thì giảm thức ăn. Nếu thức ăn ở sàn dư mà đâu và mình tôm không có thức ăn thì phải thay thức ăn hoặc tìm hiểu nguyên nhân tôm giảm ăn.
– Cần đảm bảo thành phần hóa học có trong thức ăn của tôm giống.
– Chăm sóc quản lý tôm ương:
Tôm ương ở ao sau 15 ngày mới thay nước lần đầu. Thay nước, xả nước đáy ao ra và lấy nước mặt vào. Nơi có nước thủy triều khi nước ròng 2/3 sông xả nước ở ao ra, đóng bộng lại, khi nước lớn 2/3 sông lầy nước vào, nếu nước quá đục, lấy nước vào qua ao lắng lọc hoặc nước đứng để phù sa lắng. Nước trong ao và sông có sự chênh lệch lớn, nước cháy ra mạnh lớp nước đáy, nước lây vào lớp nước mặt’tốt, đà được hòa loãng chất dơ, lấy vào nước chảy mạnh kích thích tôm ỉột xác. Duy trì mực nước ở ao 0,8 – 1m.
Bảng 3. – Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn của tôm giống
Thành phần |
Hàm lượng |
Protein Lipit Tro |
35 – 40 5 12 – 14 |
Môi trường nước ương tôm có màu xanh đậm, có mùi hôi phải thay nước 50-70% nước.Hàng ngày có điều kiện thay nước 1 lần 20-30% nước, hàng tuần hoặc nửa tháng thay 1 lần 50-70% nước ao, nên thay lúc trời mát, thay nước ở đáy ao.
Kiểm tra sàn ăn, nhìn tôm có thức ăn hay không,, mà thêm bớt hoặc thay đổi thức ăn.
Kiểm tra hoạt động của tôm: sáng sớm oxy thường xuống thấp; tôm lặn ngay là bình thường, nếu tôm nằm ở mé, hoạt động yếu cần thay nước, hoặc sục khí vào 2 giờ đêm đến sáng, cần tìm ra nguyên nhân làm thiếu oxy: rong cỏ nhiều, nền đáy ao dơ, thức ăn dư, … mà khắc phục. Hàng ngày xem tôm, nếu gặp cản ngại búng mình là tôm khỏe, tôm lội ở mặt nước là tôm yếu.
Đối với áo mới đào còn nhiều phèn ở bờ, khi mưa xuống’phèn và bùn đất trôi xuống ao, làm cho ao đục, pH thấp, tôm bị chết; cần rải vôi ở mé bờ ao trước khi mưa 8-10kg/ 100m2. Ao bị nước đục và phèn, vôi bột hòa nước rải đều ao lượng 5-10kg/ l00m2. Nếu pH lớn hơn 9 thay nước là cần thiết.
Đề phòng địch hại vào ăn tôm, tranh mồi ăn của tôm: Kiểm tra lưới chắn hai đầu bộng kỹ để cá, tép không vào ao tôm. Kiểm tra lưới chắn ở bờ nhất là các đập, nơi xung yếu cá dữ, rắn, lươn, nhái,… vào ăn tôm Dùng đèn soi bắt nòng nọc, nhái ếch vào đêm. Chông chim cò ăn tôm ở mé ao đang lột vào sáng sớm. Nếu ao tôm có lẫn nhiều cá, dùng dây thuốc cá lấy nước rải Vào ao tôm 2kg/ l00m3, Saponin. cần cho tôm lột đồng loạt khỏe mạnh trước khi thuốc cá. Riêng cua phải bắt bằng tay, nhử mồi.
– Thu hoạch tôm ương:
Nơi ương ở gần nơi nuôi thịt, kéo lưới nhẹ nhàng bắt tôm giống chuyển sang nuôi tôm thịt. Có thể mở bộng dùng dòng nước chảy sạch từ ao nuôi tôm sang ao lương tôm, tôm sẽ ngược nước sang ao nuôi (cách này không biết số lượng tôm giống nuôi lên thịt).
Thu hoạch tôm vận chuyển đi các nơi: Đặt lưới vào hố thu hoạch trước khi thu hoạch tôm. Trước khi thu hoạch 1 ngày cần thay 80 – 90% lượng nước để tôm lột trước khi thu. Nên thu tôm vào sáng sớm, tránh nắng gắt, nhiệt độ cao tôm dễ chết. Rút nước từ từ ra khỏi aơị tôm tập trung vào lưới, dỡ lưới lên dùng vợt bắt tôm chuyển đến vèo chứa tôm. Tôm còn sót lại ở ao bắt bằng vợt, tay. Cần bắt tôm nhanh, nhẹ nhàng, chuyển nhanh đến vèo chứa, cần sục khí hoặc có nước lưu thông ở vèo chứa tôm. Tôm giống chứa ở vèo có thể một số tiếp tục lột, tôm khỏe ăn tôm lột. Từng thời gian phải bắt tôm lột ở đáy vèo cho vào chậu chứa nước riêng có sục khí. Khi tôm vỏ cứng thả nuôi chung. Tỷ lệ sống của tôm ương tốt đạt 50 – 70%.
II. ƯƠNG TÔM BẰNG BÈO
Vèo làm bằng lưới cước nylon thật dày, không chạy mặt, may thành vèo 2 x 4 x 1m; 5 x 10 x 1,8m.
Vèo đặt ỏ nơi thoáng, có nắng, có nguổn nước sậch không ô nhiễm, cấp thoát nước tốt. Ao mương căng Vèo phải dọn sạch cây cỏ, các chất hữu cơ, sình bùn, bộii vôi khử phèn tốt. Mức nước ở ao phải thường xuyên 0,8m trở lên. Vèo đữờc căng ỉhẩng mặt và đáy bằng các trụ, đáy vèo cách đáy ao 0,3m, miệng vèo cao hơn mặt nước 0,5m, vèo cách xa bờ ít nhất 1m. Nếu vèo mới, cần ngâm nước 1 tuần trước khi thả tôm để mặt vèo cổ tảo bám dầy, láng. Vèo được đặt ở nơi nước sạch có dòng chảy nhẹ liên tục càng tốt.
– Chọn tôm bột tốt, cần thuần hóa trước khi thả, chỉ thả tôm khỏe mạnh, tôm yếu, chết để riêng.
Mật độ ương: 1.500 con/ m2 ương 15 ngày, cần san thưa 2 vèo để ương tiếp đến 30 ngày tôm đạt 2-3cm.
Ương 750 con/ m2 thời gian 30 ngày, tôm đạt 2-3cm.
Ương 250-350 con/ m2, thời gian ương 45-60 ngày tôm đạt 4-6-8 cm.
– Quản lý chăm sóc tôm ương ở vèo: Vèo được thả tàu lả dừa, dây nẹp thùng nylon hoặc lưới cước mành để tôm bám và lột xác. Khi làm vệ sinh vèo, không làm vẩn đục nước ở đáy ao, 2 chân đứng phía ngoài vèo đểltránh nước bùn lẫn thức ăn từ dưới bùn lên làm ảnh hưởng đời K của tôm. Làm vệ sinh hàng ngày vào sáng 8 giờ, chiều 16 giờ.
Có thể di chuyển vèo thường xuyên để tạo môi trường sống tốt cho tôm. Kiểm tra vèo thường xuyên tránh vèo bị thủng tôm đi.
Nếu ương tôm ở vèo có dòng nước sạch chảy liên tục thì tôm không bị thiếu oxy, nếu ương tôm ở nơi nước đứng, mật độ cao, cần kiểm tra tôm có thể nổi đầu vào đêm, sáng sớm; cần chuẩn bị sẵn mô tơ bơm nước phun mưa hoặc thổi khí.
– Tôm ương ở vèo thời gian sau 30 ngày tôm đạt cỡ 2-3 cm, nếu ương 60 ngày phải giảm mật độ để tôm lớn đều, tôm ít ăn thịt nhau bằng san vèo. Tỷ lệ sống của tôm ương tốt 80%.
– Cho tôm ăn, quản lý chăm sóc xem ở phần ương tôm ởíao.
III. ƯƠNG TCX Ở BỂ NỔI LÓT BẠT HOẶC BE XI MĂNG
– Bể ương cần xây dựng ở nơi thoáng có từ 70% ánh sáng trực tiếp trở lên. Có nguồn điện để bơm nước và sục khí. Bể xây ở nơi xa ô nhiễm, cầu tiêu, chuồng heo gà vịt, nơi có nhiều chất thải.
– Xây dựng bể ương: Bể ương có thể xây tường bằng đất, gạch, sử dụng tường nền chuồng heo cũ, chiều cao của bể phải đạt 0,7-0,8m. Diện tích của bể tùy nhu cầu tôm giông ương, thường diện tích 3,5 x l0m.
Bể có độ nghiêng thấp dần về cuối bể, gắn với bộng ngầm 6cm có thể đóng mở thay nước và thụ hoạch tôm. Nối với bộng phía trong là ông lưới, khi thay nước để nước thoát ra tôm được giữ lại. Toàn bộ bể được phủ một lớp bạt chông thấm để giữ nước. Mỗi bể 3,5 x l0m cần lắp đặt từ 10-15 vòi thổi khí để cung cấp oxy. Máy thổi có công suât từ 100-750W, tùy diện tích bể ương. Nước cấp cho bể 0,5-0,6m sau một ngày là thả tôm. Thả tàu lá dừa hoặc lưới làm giá thể cho tôm. Nguồn nước đưa vào bể phải sạch, đã lóng cặn phù sa, nước phải qua lưới lọc kỹ để loại bỏ các vật cổ thể ảnh hưởng đến tôm. Nên thả tôm vào buổi sáng, tuân thủ các khâu kỹ thuật để tránh tôm bị sốc nhiệt. Mật độ thả 600-800 con/m2.
– Cần giữ mực nước ương suốt thời gian ương 0,5- 0,7m. Sau 15 ngấy ương bắt đầu thay nước, sau đó 4-5 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay 50-70% nước trong bể. Nước trước khi thay vào được lắng bùn, phải sạch. Khi đáy bể dơ có thể dùng ống có lưới rà sát đáy bể hút cặn, có thể dùng sản phẩm sinh học để hút cặn như: Aquabác, Enzymbiosub, Ecobác, Biosyl (xem liều lượng hướng dẫn trên sản phẩm).
Máy thổi khí phải hoạt động từ 17 giờ đến 7 giờ sáng hôm sau, đảm bảo đủ oxy cho tôm hoạt động. Những ngày mưa dầm, nhiều sương mù thì thời gian máy thổi khí phải hoạt động đến 9-10 giờ sáng, cần chú ý theo (dõi hoạt động của tôm, môi trường nước mà xử lý kịp thời.
– Cho tôm ăn bằng thức ăn công nghiệp cho tôm sú, thức ăn KP90 Đà Nẩng: 10 ngày đầu sử dụng loại So, ngày 11-30 sử dụng S1, ngày 31-60 sử dụng S2. Thức ăn cho ăn 3 lần trong ngày: sáng 9 giờ 25%, 16 giờ 25%, 20 giờ 50%. Lượng thức ăn khởi điểm là l00g/10.000 P1 trong tuần lễ đầu, sau đó như phần ương tôm ở ao. Sử dụng thức ăn bằng cá hấp, nếu không kỹ dễ gây ô nhiễm môi trường nước làm tôm chết. Có thể cho tôm ăn bằng trùng chỉ rất tốt.
– Tôm ương 1 tháng, tôm đạt kích cỡ 2-3cm, thu hoạch thả nuôi thịt hoặc cần giống lớn phải thả xuống ao ương tiếp. Ương ở mật độ 100-150 con/ m , sau 1 tháng ương tôm đạt cỡ 4-6-8 cm, tỷ lệ sông của tôm 70-90%. Chăm sóc cho ăn như phần ương tôm ở ao.
IV. ƯƠNG TÔM Ở MƯƠNG BAO KẾT HỢP VỚI LƯỚI HOẶC NYLON CHẮN
Sử dụng mương vườn, liếp, mương bao ở ruộng nuôi tôm có nguồn nước tốt để ương tôm. Mương được cải lạo như ao ương tôm, đầu mương hoặc mé mương không có bờ được chắn bằng lưới cước dầy, nylon.
Mật độ ương tôm, cho ăn, chăm sóc quản lý như phần ương tôm ở ao. cần đặc biệt lưu ý đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho tôm suốt thời gian ương.
Ương tôm ở bể xi măng; ở bạt mật độ cao, thời gian ương chỉ 15-30 ngày, cỡ tôm 2-3cm, tỷ lệ sống cao. Nếu ương tiếp, tôm chậm lớn, không đều, hao hụt cao do tôm ăn lẫn nhau. Để có tôm giống cỡ 4-6-10cm phải chuyển tôm ương tiếp ở ao, thời gian 25-30 ngày. Ương tôm ở vèo thuận lợi, tỷ lệ sống cáb, muốn có tôm giống cỡ lớn phải san vèo. Ương tôm ở ao đất rộng rãi được nhiều tôm, nếu chuẩn bị ao tốt và chăm sóc tốt tỷ lệ sống cao, khi thu hoạch không làm tốt hao , hụt cao. Trong ương tôm cần đặc biệt lưu ý chọn giống tốt, môi trường sống, thức ãn cho tôm, vv… có điềụ kiện cần kiểm tra các yếu tố môi trường sông của tôm để tạo môi trường sống cho tôm thuận lợi.
V. GIỐNG TÔM CÀNG TốT XẤU, NHẬN DẠNG GIỐNG VÀ VẬN CHUYỂN GIONG
1. Giông TCX tốt xấu
– Tốm bột: Tôm bột đều cỡ l,2-l,5cm, số tôm ngoại cỡ không quá 10%. Màu sắc của tôm đồng nhất, sáng, không bị đục, không dị hình. Trong bể nuôi tôm bám vào thành, phản ứng nhanh khi có tiếng động hay ánh sáng. Cho tôm vào thau, khoấy nước một vòng thì tôm khỏe bám vào thành hay ngược dòng nưđc, tôm ở giữa dòng xoáy là tôm yếu.
– Tôm giông: Đều cỡ (2-3, 4-6, 7-8 cm), mình trong sáng, không đóng rong, không mềm vỏ, không bị xây xát, gẫy càng ngoe, không có nốt trắng đen do đâm vào nhau. Ở môi trường nước, bám vào đáy ao, thùng. Tôm sẽ búng mình trôn đi khi có vật tác động, tôm không tập trung một điểm yà không lội trên mặt ao. Tôm hoạt động nhanh nhẹn nhất là khi cho ăn, thức ăn có từ đầu đến đuôi.
2. Phân biệt giông TCX và tép nước ngọt
Ao ương giống TCX thường có lẫn tép, dễ lẫn giữa tôm giống và tép cỡ 2-3cm. TCX và tép nước ngọt đều có chùy dài nhọn. Riêng TCX chùy có mào nhô cao ở gốc chùy, chùy dài hơn vây râu và uôn cong lên từ nửa phía ngoài, đỉnh nhọn của chùy vượt hơn đôi gai trong
3. Vận chuyển TCX giông
– Vận chuyển tôm bột: Tôm bột sau khi được thuần hóa nước ngọí tử 2-10 ngày ở nơi sản xuất tương ứng với nơi ương TCX. Dùng bọc nỵlon (60 x 90) 2 lớp và có bao bảo quản bên ngoài, chứa 15-20 lít nước và 15-20 lít khí oxy chở từ 8.000-10.000 Pl/ bọc. Bọc chứa 10-15 lít nước và 10-15 khí oxy chở 5.000 con. Thời gian chở từ 8-12 giờ, nếu chở quá 12 giờ cần thay oxy cho tôm và cho tôm ăn bằng âu trùng artemia theo tỷ lệ 1 tôm 10 artemia. Nhiệt độ nước vận chuyển tốt nhất 20-26°c bằng cho thêm nước đá cục (cho vào bọc nylon để tránh sốc nhiệt) nhằm hạn chế hoạt động và trao đổi chất của tôm. Nếu chở tôm bằng xe lạnh thì duy trì ở nhiệt độ trên không dùng nước đá. Nếu chở tôm bằng xe thường, nhiệt đọ vượt quá 32°c phải có nước đá cây ở xe để hạ nhiệt độ xuống và luôn che mát cho tôm.
– Vận chuyển tôm giống nhỏ 2-3 cm (tôm hương):
Cho tôm vào thùng chứa nước ủó máy sục khí hoặc cho tôm vào bọc nylon chở như tổm bột, mật độ chở 1.000 con/ bộc.
– Vận chuyển tôm giống lớn 4-6, 8-10cm: Do tôm có chùý dài dễ đâm thủng bọc nylon và dễ đâm vào nhau khi trên đường không phẳng. Chở xá: cho nước vào dụng cụ chở thau, chậu, khoang thuyền nước chỉ xắp đầu mình tôm, cộ rễ lục bình ngăn cách tôm, nếu nhiệt độ quá 32°c phải có đá cục để hạ nhiệt độ và luôn che mát cho tôm. Có thể chở bằng đường thủy, đường bộ.
Chở tôm bằng thuyền đục: Tôm luôn có nước mới đủ dưỡng khí, chở được nhiều tôm, tôm ít hao. Nhược điểm là khi thuyền đục qua vùng nước mới tôm dễ lột xác và bị tôm không lột ăn thịt, nếu thuyền qua vùng nước xấu tôm dễ bị chết. Nếu tôm lột cần vớt để riêng cổ sục khí sau vài giờ tôm hoạt động bình thường.