Cà pháo được trồng hoàn toàn bằng hạt giống bạn có thể gieo trồng cà pháo từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau, bạn có thể thu hoạch quả cà pháo sau 2 tháng trồng cây. Cà pháo thích hợp trồng trên những vùng đất cao, có khả năng thoát nước tốt như: đất pha cát, đất mùn, hoặc đất trộn thoát nước tốt… Đối với trồng rau sạch tại nhà phố bạn có thể lựa chọn các loại đất bán sẵn pha thêm trấu hun hoặc sơ dừa để tăng độ thoát nước.
Gieo hạt giống cà pháo.
Bạn nên gieo hạt vào các tháng cuối năm bắt đầu từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau. hạt cà pháo có phần vỏ khá dày và cứng nên bạn nên ngâm nước ấm trước khi gieo để tăng khả năng nảy mầm cho hạt giống, bạn nên ngâm nước ấm từ 5-7 tiếng hoặc ngâm nước lạnh qua đêm để chắc chắn hạt giống sẽ nảy mầm tốt nhất.
Bạn có thể gieo hạt giống vào khay gieo hạt hoặc gieo trực tiếp hạt giống vào khay trồng, không nên gieo hạt quá dày khi hạt phát triển thành cây con nên để khoảng cách giữa các cây từ 5 tới 6cm.
Sau khi gieo hạt từ 10 tới 2o ngày cây con được từ 4 tới 6 lá thật đem cây đi gieo vào chậu, trước khi đưa cây con từ khay trồng vào chậu trồng ngừng tưới nước từ 2 tới 3 ngày, chỉ tưới nước trước khi di chuyển từ 1 tới 2 tiếng để làm mềm đất tránh hiện tượng cây con cà pháo bị đứt rễ non.
Gieo trồng cà pháo khá đơn giản.
2. Trồng cây và chăm bón.
Chuẩn bị đất trồng cà pháo là loại đất có tính thoát nước như nêu ở trên, lưu ý với chậu trồng bạn cũng cần khoét lỗ dưới đáy để tăng tính thoát nước và cây không bị ngập úng. Cây cà pháo là cây rễ chùm nên “ăn” tương đối tốn đất bạn phải chọn chậu trồng đủ lớn hoặc cày sâu, cuốc bẫm phơi ải cho đất để tăng thoát nước.
Trong thời gian cây ra hoa và đậu quả bạn phải tưới nhiều nước để tăng lượng hoa và thúc đẩy quá trình tạo quả ở cây, trong quá trình phát triển cây cà pháo cần rất nhiều chất dinh dưỡng bạn cần bón phân đủ lượng theo lịch trình như sau:
Cần bón phân đầy đủ và liên tục khi cây cà pháo trổ hoa và đậu quả.
– Bón thúc khi cây non đang phát triển: Trong quá trình cây nón phát triển cần bón phân hữu cơ qua đất hoặc qua phân phun lá để định hình cũng như phát triển toàn diện cho cây, bạn có thể pha loãng phân hữu cơ tuần tưới 1 lần ngay khi cây con được 1 tuần tuổi, khi cây được khoảng 1 tháng tuổi tiến hành vun gốc bằng phân hữu cơ, tạo rãnh thoát nước nếu trồng ngoài đồng ruộng.
– Thời kỳ cây ra hoa và chuẩn bị đậu quả: Pha loãng phân lân + phân kali bón cho cây trong quá trình cây ra hoa và đậu quả, phân lân kích thích cây trổ thêm hoa tăng khả năng đậu quả – phân kali giúp cây khỏe mạnh chống chịu được với sâu bệnh. Pha loãng với nước tỉ lệ 1-10 ngày tưới 2 lần sáng tối.
– Bón thúc đợt ba vào thời kỳ từ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch. Thời kỳ này cần bón nhiều phân, cách 4-7 ngày bón một lượt. Tưới nước phân hữu cơ pha loãng với nông độ 30-50%, thúc cho cây tiếp tục ra hoa kết quả.
3. Phân loại sâu bệnh và cách phòng trừ trên cây cà pháo
a. Các loại sâu hại trên cây cà pháo.
* Sâu xanh đục trái: Sâu đục vào nụ hoặc trái non, ăn rỗng ở bên trong, làm nụ, quả bị rụng hoặc bị thối.
Phòng trừ: Với sâu xanh đục trái ngoài sử dụng các chế phẩn thuốc sinh học và hóa học như: kurstaki , Abamectin , Diafenthiuron… bạn có thể ngăn chặn khả năng lây lan của bệnh khá dễ dàng bằng việc loại trừ các quả bị bệnh làm đất để loại trưc hoàn toàn loại sâu này.
Các loại sâu hại khác như: sâu xám, sâu đục thân…
Phòng trừ và tiêu diệt như phương pháp áp dụng với sâu xanh.