Bài viết này tổng kết những kinh nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình thực hiện quy trình nuôi 3 pha dùng men vi sinh và mật đường cũng như quá trình tư vấn, tiếp xúc trao đổi các trại nuôi thành công nhằm giới thiệu giúp bà con nông dân có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm nuôi cho vụ nuôi thành công.
1) Quy trình 3 pha dùng men vi sinh và mật đường (ao đất):
Pha 1: Trong tháng nuôi đầu tiên (từ ngày 1 đến ngày 35) do lượng thức ăn cho tôm ăn chưa nhiều nên chất dơ đáy ao chưa nhiều vì vậy bà con nuôi tôm nên dùng tảo kiểm soát chất lượng nước cũng như tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, tuy nhiên kỹ năng và kiến thức của pha nuôi này cần tập trung vào các vấn đề sau:
– Điều chỉnh lượng vi sinh có lợi và mật đường ở mức độ thấp đủ để kiểm soát mật độ tảo ở mức cho phép (không quá cao và không quá thấp)
– Nếu mật độ tảo quá thấp hoặc quá cao sẽ làm các yếu tố môi trường biến động lớn trong ngày dẫn đến sốc tôm và sức khỏe tôm kém đi, đặc biệt nếu để tảo quá dày sẽ làm rớt tảo gây nhiều nguy hiểm cho ao nuôi.
– Tạo các loài tảo có lợi (tảo khuê, tảo lục) để ức chế Vibrio cũng như giải quyết tảo độc (tảo lam, tảo giáp, tảo mắt) bằng việc nuôi ghép cá rô phi và bón khoáng Sanolife Nutrilake (nuôi ghép rô phi còn giúp ích là cá rô phi ăn các tôm bị chết, tránh lây lan trong ao).
Pha 2: từ ngày 35 đến ngày 50: khi thức ăn cho tôm ăn bắt đầu nhiều thì lượng chất dơ đáy ao gia tăng nên cần kiểm soát chất lượng nước thông qua việc phân giải chất hữu cơ đáy ao bằng vi sinh có lợi kết hợp việc kiểm soát tốt các yếu tố chất lượng nước như oxi hòa tan, Kiềm, pH nhằm ngăn ngừa việc hình thành khí độc trong ao.
– Điều chỉnh lượng mật đường và vi sinh có lợi ở mức vừa phải để chuyển dần pha tảo qua pha vi sinh – việc này cần điều chỉnh từ từ để có màu nước nâu là màu nước mà mật độ vi sinh đạt tối ưu cho việc xử lý các chất dơ giai đoạn này.
Pha 3: từ ngày 50 đến thu hoạch khi chất dơ đã quá nhiều thì việc kiểm soát chất hữu cơ cũng như khống chế mật độ Vibrio sp. bằng việc gia tăng áp đảo quần đàn vi sinh có lợi trong ao (chủ yếu là Bacillus sp.).
Màu nước pha nuôi này nên có màu kem sữa là tốt – là màu thể hiện mật độ cao của vi sinh Bacillus có lợi nhằm giải quyết chất dơ đáy ao, khống chế Vibrio sp.
Gia tăng hàm lượng Oxi hòa tan, đảo trộn tốt, kiểm soát tốt chênh lệch pH ngày đêm (tối đa 0,2-0,3) cũng như nâng cao độ kiềm và khoáng ăn, khoáng tạt có tính quyết định trong quy trình nuôi 3 pha dùng men vi sinh và mật đường.
2. Quy trình vừa diệt khuẩn và cấy vi sinh + mật đường (ao lót bạt khu vực miền Trung)
Do các ao nuôi khu vực miền Trung thả mật độ quá cao nên mật số Vibrio trong ao thường rất nhiều ngay giai đoạn đầu nên khó có thể dùng tảo để kiểm soát chất lượng nước và khống chế Vibrio sp.
Hơn nữa khu vực miền Trung là vùng triều cao và ao lót bạt nên si phone và xả đáy dễ dàng vì vậy có thể áp dụng quy trình vừa diệt khuẩn định kỳ vừa cấy vi sinh mật đường để khống chế Vibrio ngay giai đoạn đầu.
Sau khi diệt khuẩn bằng Sanocare PUR khoảng 24 giờ sau thì tiến hành siphone khuẩn chết và chất dơ ra rồi đợi thêm 24 giờ nữa cho hết Sanocare PUR thì tiến hành cấy vi sinh (Sanolife PRO W) và đánh mật đường với quy trình lập lại 10 ngày 1 lần.
3. Một số kinh nghiệm khác trong đối phó bệnh chết sớm ở tôm
– Phải chọn được tôm giống khỏe mạnh, sạch bệnh
– Ương gièo giống PL12 từ 12 đến 15 ngày rồi mới thả ao.
– Phải lắng nước lâu, lọc nước kỹ.
– Nuôi độ mặn thấp
– Nuôi ghép cá rô phi
– Gia tăng Oxi hòa tan, Kiềm, khoáng và giữ ổn định mật độ tảo và pH trong ngày.
– Cắt cử ăn hoặc giảm lượng ăn khi thời tiết biến đổi bất thường.
– Khi tôm có dấu hiệu rớt đáy thì nên bỏ cử ăn 1 ngày và diệt khuẩn liều cao trong nước bằng Sanocare PUR (0,8-1 ppm) và sau đó cho ăn trở lại thì giảm bớt lượng ăn và gia tăng gấp đôi liều dùng men vi sinh đường ruột (Sanolife PRO 2), chất tăng cường sức đề kháng, bổ gan cho tôm (Sanolife TOP S) trong vòng 7-10 ngày rồi quay lại liều dùng bình thường.
Chúc bà con nuôi tôm có vụ mùa nuôi thành công và thắng lợi.
Chào thân ái !
Tags: nuoi tom, tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, ao nuoi tom, benh tren tom