1. Dựa vào số con đẻ ra có phải là phương pháp đánh giá năng suất nái chính xác?
Cũng theo tài liệu trên, năm 2008, 101 nông trại đạt số con cai sữa/nái/năm trên 30,7 con. Số con nuôi/ nái/ lứa là 13,8 và số con cai sữa/ lứa là 12,3 con.
Nếu nhìn vào các số liệu tổng hợp như vậy, ta có thể thấy năng suất đã có những bước đột phá mới.
Với số con đẻ ra nhiều như hiện nay, nếu đánh giá năng suất nái dựa trên tiêu chuẩn cũ thì không phản ánh hết hiệu quả sản xuất.
Khi so sánh với các tài liệu khác, ngoài số con đẻ ra, nên đánh giá thêm các tiêu chí khác như trạng thái heo con, trọng lượng xuất chuồng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR – Feed Conversion Ratio), MTF (Meat per Tonne of Feed), và chất lượng thịt.
2. Sử dụng chỉ số tổng hợp để đánh giá năng suất:
Phương pháp dựa vào số con đẻ ra để đánh giá năng suất hiện không còn phù hợp, ta cần sử dụng các số liệu tổng hợp.
Hiện nay không nên lấy tiêu chuẩn là số để đánh giá năng suất mà nên lấy tiêu chuẩn đánh giá là lãi và thu nhập. Ví dụ như nên đổi chỉ số FCR thành MTF.
Lý do là FCR chỉ tính năng suất đơn thuần trong khi đó MTF tính chính xác hơn trên số lượng thịt heo được sản xuất.
Ngày nay với sự cải tiến về mặt di truyền, để đánh giánăng lực cai sữa của nái không chỉ dựa vào số con đẻ ra mà còn phải tính đến trọng lượng sơ sinh, số heo con sống, số con cai sữa, ngày tuổi phối đầu tiên, khoảng cách phối.
3. Phương pháp xác định:
Sau đây là số liệu của một công ty tại châu Âu, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến năng lực cai sữa của nái.
* Năng lực của heo con: 33% trong đó,
* Số heo sơ sinh sống: 14%
* Số heo con cai sữa: 13%
* Trọng lượng sơ sinh: 6%
Năng lực khác: 67% trong đó,
* Tỷ lệ xẻ thịt: 5%
* Tăng trọng ngày: 5%
* Khoảng cách phối: 3%
* Ngày tuổi lần phối đầu: 5%
* Số heo con đẻ ra: 44%
* Sức khỏe, thể trạng: 5%
Trong các số liệu trên thì số heo con đẻ ra ( 44%) vẫn chiếm một tỷ trọng lớn, nhưng năng lực của heo con vẫn chiếm tới 33%.
Để đạt năng lực cai sữa của nái cao cần 3 yếu tố quan trọng sau:
* Số con cai sữa/ nái
* Trọng lượng cai sữa
* Số lứa đẻ trong vòng đời nái.
4. Phương pháp tính năng lực cai sữa nái:
Để tính năng lực cai sữa của nái ta nhân 3 chỉ số ở trên với nhau. Ví dụ:
Số con cai sữa trên nái ( 12 con) X trọng lượng cai sữa ( 7,25kg cai sữa 24 ngày tuổi) X số lứa đẻ trong vòng đời nái = 504,6kg.
Muốn tính được năng lực cai sữa của nái ta cần phải nắm số lứa đẻ trong vòng đời nái của từng cá thể ( hoặc bình quân của nông trại).
Chúng ta không chỉ cần nắm số con đẻ ra, số con cai sữa/ nái mà phải nắm rõ về đặc điểm heo con và nái.
Nếu số lứa đẻ của nái thấp sẽ kéo năng lực cai sữa của nái xuống.
Ví dụ như số con cai sữa trên nái ( 12 con), trọng lượng cai sữa( 7,25kg) đều giống nhau:
1. Nếu nái chỉ đẻ được 2 lứa rồi đào thải thì 12 X 7,25X 2= 174 kg
2. Nếu lứa đẻ bằng bình quân của thế giới là 3,6 thì 12 X7,25X 3,6= 313kg
Chênh lệch giữa 2 trường hợp là 139 kg. Ta sẽ thấy được chênh lệch của heo đẻ 2 lứa và 3,6 lứa là rất lớn.