Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Tây Ban Nha Phát triển vắc-xin uống cho cá nuôi

Sáng kiến này, có tên gọi là Aquafly, sẽ được phát triển trong sự hợp tác với Phòng Kỹ thuật hóa học, Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ Môi trường, Khoa Khoa học, Đại học Cadiz và Trung tâm Công nghệ Nuôi trồng thủy sản Andalucia, (Ctaqua).

Dự án nảy sinh từ sự nghiên cứu, phát triển và đổi mới (R + D + I) Bionaturis được thực hiện trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản sau khi thừa nhận sư cần thiết của lĩnh vực này.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu và phát triển các loại vắc xin mới uống dự phòng và điều trị, dựa trên nền tảng và hệ thống sản xuất Flylife (sử dụng các ấu trùng côn trùng như lò phản ứng sinh học để sản xuất các loại thuốc sinh học), Bionaturis cho biết.

Nghiên cứu sẽ kéo dài ba năm và sẽ được tài trợ bởi Công ty Cổ phần Công nghệ của Andalusia (CTA).

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, mật độ cá tăng lên trong các trang trại dẫn đến sư tâp trung cao hơn các tác nhân gây bệnh và xuất hiện các bệnh ở cá.

Ước tính có khoảng 20% sản lượng nuôi trồng thủy sản bị mất do sự tấn công của dịch bệnh.

Nhờ nền tảng công nghệ Flylife, nhóm nghiên cứu sẽ hướng tới phát triển các vắc-xin và các phương pháp điều trị khác bằng đường miệng (uống) một cách an toàn và hiệu quả đối với một số tác nhân gây bệnh chính ảnh hưởng đến ngành nuôi trồng thủy sản hiện tại, Tiến sĩ Ana de las Heras, nhà khoa học của Bionaturis chịu trách nhiệm quản lý dự án giải thích.

Cho đến nay, đối với hầu hết các phương pháp điều trị, tiêm là cách duy nhất đã được chứng minh thực sự hiệu quả, nhưng có hạn chế lớn do chi phí và quản lý, nhà nghiên cứu trên nói thêm.

Tiêm chủng bằng tay không chỉ gây ra trạng thái căng thẳng mà kích thước cá còn có thể hạn chế việc sử dụng vắc-xin tiêm ở cá nhỏ hơn, nơi việc chủng ngừa chống lại một số tác nhân gây bệnh là thuận tiện và hiệu quả hơn, bà cho biết.

Hiện nay, lĩnh vưc nuôi trồng thủy sản ở Tây Ban Nha tạo ra khoảng 500 triệu euro và khu vực Andalusia đóng góp 11% trong tổng số đó.