Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, diện tích tôm nuôi bị bệnh vẫn cao, gây thiệt hại cho người nuôi.
Kết quả kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh/thành phố do Tổng cục Thủy sản thực hiện từ giữa tháng 8/2013 đến 6/10/2013 cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trên là do công tác quy hoạch của một số địa phương còn kém, việc chuyển đổi mô hình và đối tượng nuôi thủy sản còn mang tính tự phát khiến cho hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu. Ngoài ra, công tác phòng chống, kiểm soát và tuyên truyền dịch bệnh tại một số địa phương còn bị động, chậm trễ, chưa có bộ máy quản lý thú y thủy sản thống nhất, công tác thú y thủy sản ở cấp cơ sở (xã/phường) chưa được quan tâm đúng mức, ý thức phòng bệnh của người nuôi còn hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh thủy sản trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có Công văn số 3954/BNN-TY, ngày 6/11/2013, đề nghị UBND các tỉnh/ thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT và các Ban, ngành liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
– Đối với địa phương chưa có kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản, cần nhanh chóng xây dựng và phê duyệt kế hoạch hàng năm nhằm chủ động giám sát, phát hiện sớm các loại dịch bệnh trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố; quản lý chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh thủy sản giống, tập huấn tuyên truyền và kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm.
– Triển khai chương trình giám sát dịch bệnh thủy sản, nhất là dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng, bệnh sữa trên tôm hùm, bệnh gan thận mủ ở cá tra, bệnh do Perkinsus ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Tập trung giám sát vùng nuôi, tăng cường công tác quản lý kiểm dịch thủy sản giống. Tổ chức thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người nuôi về các loại dịch bệnh và biện pháp phòng chống.
– Kiểm tra, giám sát chặt chẽ sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuộc thú y thủy sản, các chế phẩm, hóa chất dùng trong thú y thủy sản; xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y vi phạm quy định pháp luật; hướng dẫn người nuôi sử dụng thuốc thú y và chế phẩm, hóa chất có hiệu quả.
– Thống nhất phân công công tác quản lý thú y thủy sản theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, quản lý kiểm dịch thủy sản giống và thuốc thú y thủy sản.
– Xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với cơ cấu đối tượng nuôi và điều kiện của địa phương, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn dịch bệnh và môi trường vùng nuôi, nguồn nước, xử lý nước thải nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi thủy sản.
Tags: chong dich benh thuy san, nuoi thuy san, nuoi tom