Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Tác nhân gây hội chứng đốm vỏ trên cua biển

Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp phòng trị bệnh cho cua nói riêng và cho thủy sản nuôi nói chung là cần thiết nhằm đưa nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định và bền vững.

* Dấu hiệu bệnh lý của cua có HCĐV

Dấu hiệu bệnh lý của HCĐV cua khá đa dạng, ban đầu là xuất hiện một vài vết tổn thương (đốm) màu nâu, rỉ sắt, đen và màu trắng trên vỏ, sau đó có thể phát triển thành nhiều đốm, có khi lan kín cả vỏ lưng, bụng và các phần phụ, đặc biệt ở hai càng. Các đốm có kích thước từ 1-10mm, chủ yếu từ 1-5mm. Khi bệnh nhẹ cua vẫn lột xác được và hết bệnh, nhưng khi bệnh nặng cua không lột xác được và chết. Bệnh thường xảy ra khi môi trường nuôi bị ô nhiễm.

* Biện pháp phòng trị

Để giảm thiểu HCĐV trên cua biển nuôi, cần làm tốt các biện pháp sau:

– Tạo nền đáy có cát với độ dày thích hợp để cua có thể đào hang, tạo điều kiện sống tốt nhất cho cua để không những làm giảm sốc, mà còn giảm sinh vật bám lên vỏ cua.

– Trong điều kiện hiện tại chỉ nên nuôi cua với mật độ vừa phải (<1 con/m2) sẽ nâng cao tỷ lệ sống và hạn chế các tổn thương do cua cắn, ăn nhau.

– Giữ tảo trong ao nuôi phát triển ổn định, tránh để tảo tàn sẽ tạo sự bán bẩn lên vỏ cua. Sử dụng men vi sinh định kỳ bón xuống ao nuôi để hạn chế vi khuẩn Vibrio phát triển.

– Thường xuyên chà và làm sạch vùng vỏ lưng của cua bằng vải cotton và ngâm cua trong dung dịch iodin sẽ ngăn chặn được những cáu bẩn và hạn chế thấp nhất sinh vật bám vào vì đây là nền thuận lợi nhất cho vi khuẩn phân giải chitin phát triển

Tags: hoi chung dom vo tren cua bien, ky thuat nuoi cua bien, hop nuoi cua bien, nuoi cua