Cạnh tranh thức ăn và môi trường sống của tôm; cạnh tranh canxi với tôm nuôi vì ốc hấp thu canxi để hình thành vỏ làm tôm mềm vỏ, khó lột xác, và còn gây biến động kiềm, pH, làm sốc tôm; là vật chủ trung gian truyền nhiều loại mầm bệnh cho tôm, làm cho tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng diễn biến phức tạp khó kiểm soát.
Gần đây, các nhà nghiên cứu Đan Mạch và Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm khảo sát mối quan hệ giữa mật độ ốc trong ao nuôi và mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá chép để đánh giá liệu việc loại bỏ ốc trong ao có tác dụng kiểm soát bệnh cho cá hay không.
Kết quả cho thấy tỷ lệ cá ở các ao có ốc bị nhiễm bệnh cao khoảng 11 lần so với nhóm cá trong ao không có ốc. Đồng thời cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá tăng lên tỉ lệ thuận với mức độ nhiễm ốc trong ao.
Kết quả này chỉ ra rằng việc kiểm soát quần thể ốc không mong muốn đóng một “vai trò quan trọng” trong việc giảm tỷ lệ ký sinh trùng gây hại đến sức khỏe cá cũng như nâng cao tính an toàn khi ăn các sản phẩm tôm cá sống.
Mặc dù hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa tỷ lệ ốc với mức độ nhiễm bệnh của tôm trong ao, nhưng trong nhiều trường hợp cho thấy có sự hiện diện của ốc đinh trong ao tôm bệnh gan tụy hoặc EMS.
Như vậy qua nghiên cứu trên cho thấy việc kiểm soát ốc trong ao nuôi là một vấn đề cần thiết để ổn định môi trường sống cũng như ngăn ngừa dịch bệnh đảm bảo sức khỏe cho tôm nuôi.
Trong tự nhiên ốc thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa.
Đặc biệt trong các ao nuôi tôm ốc thường phát sinh nhiều ở các ao nuôi vụ trước có ốc và không được cải tạo kỹ, hoặc trứng ốc cũng có thể xâm nhập vào ao nuôi trong quá trình cải tạo ao như sên vét đáy ao, hút bùn, rửa đáy hoặc theo nguồn nước cấp trực tiếp vào ao mà không qua một quá trình xử lý nào.
Phương pháp quản lý ốc thông thường là bắt ốc trong ao, tuy nhiên biện pháp này chỉ mang tính tương đối, mất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả không cao.
Chính vì thế mà Phòng nghiên cứu SANDO đã đưa ra công nghệ diệt ốc đinh an toàn bằng thảo dược đặc biệt như sau:
Phương pháp phòng ngừa và tiêu diệt ốc đinh trong ao nuôi tôm
* Phòng ốc xâm nhập vào ao
Cải tạo ao thật kỹ, cấp nước qua túi lọc có mắt lưới nhỏ để ngăn chặn trứng ốc xâm nhập vào ao.
* Diệt ốc
– Khi trong ao chưa có tôm: diệt ốc bằng WELL SAPONIN 50 – 100kg/1000 m3 nước. Để đạt hiệu quả diệt ốc tốt nhất thì nên ngâm saponin trong vòng 12 giờ rồi tạt xuống ao. Dùng saponin vào buổi trưa lúc trời nắng sẽ mang lại hiệu quả cao, có thể sử dụng kết hợp với vôi nóng để mang lại hiệu quả cao nhất. Sau 3 giờ có thể thu gom xác ốc trong ao.
– Khi trong ao đã có tôm: Chỉ có thể giảm số lượng ốc bằng cách vớt ốc hoặc thả các tấm phên bằng tre xuống xung quanh ao, rồi bắt ốc hàng ngày.
Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, ao nuoi tom