Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Sử dụng tảo lục Ulva lactuca trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm khoản 50% chi phí đầu vào. Năng suất ao nuôi chân trắng rất cao, có thể đạt từ 15 – 20 tấn/ha, lượng thức ăn đưa vào ao nuôi trong một vụ sẽ vào khoảng 19 – 26 tấn/ha. Do vậy, tìm giải pháp để giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, tìm nguồn thức ăn thay thế nhờ các phương pháp công nghệ mới để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả thức ăn, từ đó làm tăng lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với người nuôi tôm.

Tôm ăn tảo lục Ulva sẵn có, nhưng đã tỏ ra thích ăn thức ăn viên hơn trong suốt thực nghiệm.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học Harbor Branch thuộc Đại học Atlantic Florida đã tiến hành nghiên cứu liệu tảo lục U. lactuca tươi hàng tuần thu hoạch từ một hệ thống nuôi trồng thủy sản kết hợp đa dạng dinh dưỡng trong đất liền có thể được tận dụng làm dinh dưỡng bổ sung hoặc thay thế một phần thức ăn viên trong nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei hay không.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học Harbor Branch thuộc Đại học Atlantic Florida (HBOI-FAU) đã thiết kế một loại hình hệ thống nuôi trồng thủy sản độc đáo kết hợp đa dạng dinh dưỡng trên đất liền sử dụng một hệ thống lọc trung tâm để kiểm soát đưa khối lượng các dòng thải đã chọn lọc xử lý trước đến mỗi bộ phận trong hệ thống. Các bộ phận được cho ăn trong hệ thống này bao gồm cá nục Florida pompano, cá chim vây vàng Trachinotus carolinus và tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Tảo lớn Ulva lactuca được sử dụng để quản lý chất thải nitơ sinh ra trong hệ thống.

Cá nục được nuôi trong hệ thống nước trong và tôm được nuôi trong một hệ thống dị dưỡng được duy trì bằng cách cung cấp biofloc từ một lò phản ứng sinh học bên ngoài.Trong quá trình thử nghiệm với hệ thống này đã nhận thấy tôm nuôi ăn các mảnh nhỏ U. lactuca có trong chất rắn do hệ thống sinh ra cũng như trên biofloc được tạo ra.Tảo lớn được coi là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và protein tốt cũng như đã từng được sử dụng làm chất bổ sung chế độ ăn trong nuôi cá chẽm, cá lóc và tôm.

Nuôi ghép rong biển đã được chứng minh có khả năng thúc đẩy tăng trưởng và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn. Ngoài ra, còn hấp thụ các chất dinh dưỡng đồng hóa từ nước nuôi, giúp cải thiện chất lượng nước. Bên cạnh việc làm chức năng đồng hóa, U. lactuca có giá trị kinh tế tiềm năng như là một nguồn thức ăn. Năng suất U. lactuca được nuôi trồng trong hệ thống HBOI-FAU là 20 g trọng lượng khô/m2/ngày. Phân tích thành phần U. lactuca đã xác định có 34% protein tính trên cơ sở trọng lượng khô.Do hàm lượng protein cao, cũng như quan sát tôm trong hệ thống nhận thấy nó có thể làm cho chế độ ăn thức ăn viên ngon hơn, một nghiên cứu đã được tiến hành kiểm tra tiềm năng sử dụng U. lactuca tươi được thu hoạch từ hệ thống làm chất bổ sung hoặc thay thế một phần chế độ thức ăn viên, từ đó làm cho hệ thống tăng thêm giá trị kinh tế bằng cách giảm chi phí thức ăn.

Thiết kế thực nghiệm

Nghiên cứu được thực hiện ở một hệ thống nuôi trồng thủy sản nước trong tuần hoàn ở nhà kính có kiểm soát khí hậu tại HBOIFAU, Fort Pierce, Florida, Mỹ. Hệ thống kết hợp một bộ lọc cát, hạt lọc sinh học và khử trùng bằng tia cực tím có 20 bể bằng sợi thủy tinh tròn dung tích 80-L. 

Xử lý

Tỉ lệ sống (%)

Trọng lượng ban đầu (g)

Trọng lượng cuối cùng (g)

Hệ số chuyển đổi thức ăn

100:0 82 1,23 ± 0,16 5,14 ± 0,46a 2,69 ± 0,96
100:25 81 1,10 ± 0,07 5,19 ± 0,46a 2,50 ± 0,30
75:25 81 1,19 ± 0,08 4,44 ± 0,40b 2,44 ± 0,75
50:50 81 1,16 ± 0,11 3,73 ± 0,62b 2,26 ± 0,24

Bảng 1. Sản lượng trung bình của tôm cho ăn thức ăn viên có bổ sung hoặc thay thế một phần bằng tảo Ulva lactuca tươi. 

Bốn nhóm xử lý trong thực nghiệm bao gồm nhóm đối chứng cho ăn 100% thức ăn viên (100: 0), thức ăn viên bổ sung 25% tảo (100: 25), thức ăn viên có thay thế 25% tảo (75:25) và thức ăn viên có thay thế 50 % tảo (50:50). Các chế độ thức ăn viên có 45% protein và 11,5% chất béo. Tảo Ulva có 34% protein và 2% chất béo tính trên cơ sở trọng lượng khô. Mỗi bể thả 30 tôm ấu niên có trọng lượng 1,17 ± 0,12 g

Tôm được cho ăn chế độ thức ăn viên lúc 9 giờ sáng và 4 giờ chiều, cho ăn tảo U. lactuca hàng ngày lúc 11 giờ. Nhiệt độ, độ mặn và oxy hòa tan được duy trì ở mức tương ứng là 25,0 – 27,7°C, 30,8 – 33,8 g/L và 85,7 – 105,9%. Tổng nồng độ amoni nitơ, nitrit và độ kiềm trung bình ở mức tương ứng là 0,084 mg/L, 0,093 mg/L và 185,200 mg/L. 20% số lượng tôm trong mỗi bể được cân ngẫu nhiên hàng tuần. Vào cuối thực nghiệm, tất cả tôm được thu hoạch và các bể được cân theo mẻ để xác định các chỉ tiêu nuôi cuối cùng về tỉ lệ sống, mức tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn (Bảng 1, Hình 1). 

Kết quả

Không có khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống ( thay đổi  từ 81 đến 82%) giữa 4 nhóm nghiệm thức. Tuy nhiên, sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng đã thấy rõ vào tuần ba (Hình 1). Không có khác biệt đáng kể về tốc độ tăng trưởng giữa nhóm đối chứng và các nhóm bổ sung tảo Ulva, nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn đáng kể ở cả hai nhóm có chế độ ăn được thay thế bằng tảo Ulva. Không có khác biệt nào về hệ số chuyển đổi thức ăn giữa các nhóm xử lý khác nhau dựa trên trọng lượng khô.

Triển vọng

Nghiên cứu này cho thấy các mức thức ăn bổ sung U. lactuca tươi được sử dụng trong thực nghiệm này không làm tăng trưởng hoặc nâng cao tỉ lệ sống tôm thẻ L. vannamei so với tôm cho ăn chế độ thức ăn viên có hàm lượng protein cao.

Việc thay thế một phần chế độ thức ăn viên bằng tảo U. lactuca tươi không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, nhưng đã làm tốc độ tăng trưởng giảm, cho thấy loại tảo này về mặt dinh dưỡng không thay thế hoàn toàn thức ăn viên. Các chỉ số cho thấy tôm ở nhóm xử lý 50:50 không ăn hết tất cả tảo được cho, trong khi tôm ở nhóm xử lý bổ sung 75:25 đã nhìn thấy ngưỡng của việc bổ sung tảo U. lactuca ở một điều kiện nuôi. Ngoài ra, tôm đang ăn tảo U. lactuca sẽ bỏ ăn ngay khi thức ăn viên được cho vào bể, cho thấy sự ưa thích chế độ thức ăn viên.

Dù kết quả thu được sẽ khác nhau đối với tôm cho ăn chế độ ăn có hàm lượng protein (chất đạm) thấp hơn hoặc đối với tôm cho ăn các loài tảo lớn khác thì đây là một lĩnh vực cần được tiếp tục nghiên cứu.