Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Sự ảnh hưởng của pH trong môi trường ao nuôi đối với bệnh gan tụy EMS/AHPNS

Nghiên cứu tiến hành đối với hội chứng chết sớm trên tôm nuôi (EMS) tại một trang trại nuôi tôm thâm canh lớn ở Malaysia đã chỉ ra rằng hội chứng này xảy ra nhiều lần trong các ao nuôi với sự gia tăng pH trong khoảng 8,5-8,8. 

Thực nghiệm được thực hiện bởi Noriaki Akazawa, giám đốc điều hành Agrobest Sdn. Bhd, với sự hỗ trợ từ Đại học Kinki và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Nhật Bản. Nghiên cứu luận án tiến sỹ này là bài đặc biệt sẽ được đăng trên ấn bản sắp tới của Hiệp hội nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA). Các kết quả nghiên cứu đầy đủ đang được chuẩn bị để xuất bản trong tạp chí chuyên đề peer – reviewed của GAA.

EMS, về mặt kỹ thuật được gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), đã có một tác động đáng kể đến năng suất tôm trong khu vực Đông Nam Á. Các kết quả nghiên cứu đáng khích lệ bởi vì nó cung cấp cho người nuôi tôm một công cụ để cải thiện việc quản lý bệnh trong ao nuôi tôm. 

Nghiên cứu được tiến hành tại Agrobest Sdn. Bhd trang trại ở Pahang, Malaysia. Trang trại này nuôi tôm chân trắng và tôm sú trong 461 ao có lót bạt .EMS đầu tiên xuất hiện tại trang trại vào đầu tháng 1 năm 2011 trong năm ao thả postlarvae từ cùng một trại giống vào khoảng một tháng trước đó. Trong vòng hai tháng, căn bệnh này đã lan truyền khắp trang trại. Tỷ lệ chết trong các ao bị ảnh hưởng là 70% đến 80% và chúng diễn ra ở tất cả các giai đoạn nuôi và kích cỡ của tôm. 

Xem xét lại các dữ liệu chất lượng nước trong khoảng 80 ao nuôi bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng bởi EMS trong cùng thời gian cho thấy có những khác biệt về chất lượng nước liên quan với dịch bệnh. Các nhà nghiên cứu sau đó tiến hành các thử nghiệm trong bể kiếng với các thông số môi trường khác nhau. Các xét nghiệm này xác nhận rằng EMS ít xảy ra ở điều kiện pH thấp – nằm trong khoảng xung quanh trị số pH = 7 và gia tăng bệnh ở điều kiện pH cao hơn (8,5-8,8). Tỷ lệ sống trong ao của trang trại Agrobest đã cải thiện rất nhiều với việc điều chỉnh pH để tránh những khu vực nhạy cảm với EMS. 

Phát hiện này được xác nhận khoảng sáu tuần sau khi nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi tiến sĩ Donald Lightner tại Đại học Arizona công bố nguyên nhân gây EMS là do một tác nhân vi khuẩn.Nghiên cứu Lightner cũng sẽ xuất hiện trong ấn bản Advocate – số tháng 7-8.