Lúc tỉa thưa cần kết hợp tưới nước phân ủ với nồng độ l0-15%. Sau khi tưới nước phân cần dùng nước lã tưới rửa lại để tránh cháy lá cây con.
Làm đất
Làm đất bón phân, trồng cây con: Cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha đất thịt nhẹ, đất phù sa. Các loại đất dễ thoát nước có độ pH là 5,5-6,0 rất thích hợp với cà. Trồng cà trên các luống rộng 1,0- 1,4m. Đất trồng cà cần được cày cuốc sâu, phơi ải. Khi lên luống cần đảm bảo chế độ thoát nước tốt và thường xuyên giữ cho luống, đất trồng cây được khô ráo.
Bón phân
Trước khi trồng cần bón lót. . Các loại phân trộn đều bón vào hốc. Bổ hốc sát 15- 18 cm, cho phân vào hốc trộn đều với đất rồi mới trộn.
Trồng cây
Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm 35 – 45 ngày. Trước khi nhổ cây con đem trồng ra khay chậu 5- 7 ngày không nên tưới nước cho cây. Cần tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho dễ nhổ. Trên luống trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu với khoảng cách 60 x 80 cm. Không trồng liên tục nhiều vụ cây cà trên cùng một mảnh đất.
Chăm sóc
Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, độ ẩm đất thích hợp nhất cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là 80%. Nước phân hữu cơ cần được ủ trước khi đem tưới.
Thời kỳ bón thúc cho cây lớn khỏe: Nên tiến hành bón ngay sau khi cấy cây con 1 tuần, bón nước phân pha với nồng độ 20-30% phân hữu cơ. Cách 5 – 7 ngày bón một lượt. Từ lượt bón thứ 3 trở đi, nồng độ phần tăng lên từ 30 – 40%. Sau khi cấy cây con 1 tháng, tiến hành bón phân hữu cơ vào gốc kết hợp với vun gốc cho cây. Lượng bón 10 – 15 tấn phân chuồng cho 1 hecta.
Bón thúc đợt 2 vào thời kỳ từ sau khi có nụ đến khi có quả. Đợt này không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa quả. Nếu đất xấu cây phát triển kém, có thể bón 1 – 2 lượt.
Bón thúc đợt 3 vào thời kỳ từ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch rộ. Thời kỳ này cần bón nhiều phân cách 4 – 7 ngày bón một lượt. Tưới dung dịch phân hữu cơ với nồng độ 30 – 50%, thúc cho cây tiếp tục ra hoa kết quả.
Đợt 4 bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi.
Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh lở cổ rễ:
Do nấm Rhizonia solani kihn gây ra, nấm gây bệnh cho cây lúc ươn và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối, cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết.
Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác, vệ sinh đất không để đất ươm cây quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều thì dùng thuốc Validacin để phun.
Bệnh chết xanh:
Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh. Vi khuẩn gây bệnh làm hủy hoại hoặc tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây, vì vậy cần thâm canh và bón đầy đủ cho cây kịp thời phát hiện và loại bỏ những cây bị bệnh.
Bệnh đốm nâu:
Bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cũng chuyển sang màu đen. Bệnh lam dần ra toàn bộ mặt lá làm cho lá khô và rụng. Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lam dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh có thể chết, bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm, nguồn lây lan chủ yếu là từ tàn dư cây bị bệnh.
Phòng trừ: Thu dọn kỹ tàn dư, luân canh cây trồng, tỉa cành hoặc lá bị bệnh, dùng các loại thuốc để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.
Thu hoạch
Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng tới các đợt sau.
Cách sử dụng cà pháo
Quả vừa tới thường được chế biến dưới dạng nấu, như trong món ca ri. Lá non có thể ăn ở dạng tươi, luộc hay nấu.
Ở Việt Nam, hầu như chỉ có quả được sử dụng trong ẩm thực, phổ biến nhất là muối chua (muối nén hoặc muối nước), muối xổi. Tuy vậy nhiều người tin rằng cà là món ăn có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ nên thường không ăn cà khi thể trạng yếu hoặc bị bệnh.
Cách thức muối cà:
Sơ chế: sau khi thu hoạch, trải cà ra phơi ra nắng trong khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ (tùy mức độ nắng) cho vừa se mặt. Lột bỏ cuống bằng cách dùng dao mỏng, sắc cắt hết cuống hoặc để lại khoảng 1/2 cm rồi cạo nhẹ phần vỏ xanh của cuống. Khi cắt cuống cần lưu ý không phạm phải quả để cà khỏi bị thâm, hỏng khi muối.
Muối nén: là cách muối cà truyền thống và xưa nhất ở miền Bắc. Dùng vại, lu… miệng rộng để muối, cứ một lớp cà rải một lớp muối. Dùng một tấm mê rổ dày hoặc cả một tấm gỗ mỏng đặt lên lớp cà trên cùng rồi cho vật nặng (tảng đá, cối đá nhỏ…) nén chặt cà, đậy kín nắp để trong khoảng 15 – 20 ngày là được. Cà muối theo cách này có thể dự trữ được trong thời gian dài.
Cà pháo muối xổi.
Muối nước: đun sôi để nguội nước muối (nồng độ khoảng 30 – 70 g muối trong 1 lít nước). Dùng hũ, vại…miệng rộng rồi cho cà vào, dùng vài nan tre mỏng hoặc một tấm mê rổ hoặc một phiến nặng vừa đủ đè lên mặt cà sao cho nước muối cao hơn mặt cà khoảng 5 cm. Trong quá trình muối, nếu thấy mực nước muối rút xuống thì bổ sung thêm nước muối vào để duy trì mực nước.
Nếu cà nổi lên khỏi mặt nước muối cà sẽ bị thâm lại do chất Vitannin trong quả cà bị ô xy hoá khi tiếp xúc với không khí, mất mỹ quan và dễ hỏng. Muối cà theo cách này có thể cho thêm tỏi lột vỏ cắt lát mỏng và gừng cạo vỏ cắt sợi (khoảng 50 g mỗi loại cho 1ckg cà). Nếu sau 3 – 4 ngày, mặt nước muối nổi lên lớp váng mỏng thì nước muối cà chưa đủ độ mặn cần thiết, khắc phục bằng cách thay nước muối khác có độ mặn cao hơn.
Cà muối theo cách này trong vòng 10 ngày (tuỳ độ mặn của nước muối) là có thể vừa chua để ăn. Nếu nước quá nhiều muối, cà sẽ lâu chua; quá ít muối cà sẽ nhanh chua nhưng dễ hư hỏng. Trong quá trình bảo quản cũng cần đảm bảo cà không nổi lên mặt nước.
Muối xổi: tương tự cách muối nước nhưng dung dịch nước muối có độ mặn thấp để cà có thể chua trong vòng 2 – 3 ngày.
Cà cũng có thể muối cùng với rau cải dưa và ngoài các cách sử dụng phổ biến trong ẩm thực nói trên, cà pháo còn được ăn sống hoặc làm mắm cà.