Phương pháp này áp dụng cho ao sâu hơn (tối thiểu là 1 mét) đối với mật độ nuôi cá măng lớn hơn bằng cách sử dụng sinh vật phù du thay vì dùng tảo đáy làm thức ăn. Ao nước sâu hơn sẽ làm tăng lượng nước trên 1 đơn vị diện tích do đó có nhiều không gian cho cá cũng như nguồn thức ăn tự nhiên phát triển.
Phương pháp này đã được phát triển khi người ta quan sát thấy ở những dòng nước, cá măng có thể ăn được cả sinh vật phù du. Phương pháp này hạn chế được sự tàn phá của ốc sên. Tỷ lệ thả giống là từ 4,000 con đến 6,000 con trên héc ta tùy thuộc vào lượng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao và kích thước cá mong muốn tại thời điểm thu hoạch.
Người ta có thể thu hoạch từ 3-4 vụ trên mỗi năm với sản lượng trung bình khoảng 3,5 tấn cá măng trên héc ta trên năm.
Source: Milkfish Production and Processing Technologies in the Philippines
This project was funded by the Department of Agriculture – Bureau of Agricultural Research (BAR) and was made possible through the generous support and collaboration with the Southeast Asian Fisheries Development Center (SEAFDEC), the Bureau of Fisheries and Aquatic Resources (BFAR) and the University of the Philippines in the Visayas (UPV)
Tác giả: Wilfredo G. Yap, Antonio C. Villaluz, Ma. Gracia G. Soriano, and Mary Nia Santos