Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Phương pháp mới kiểm tra độc tố trên thuỷ sản có vỏ

Điều này sẽ giúp đưa ra một cảnh báo sớm quan trọng cho sự bùng phát độc tố tiềm tàng.

Nếu được ăn vào, các độc tố PSP có thể gây ra một loạt các triệu chứng như ngứa ran và tê ở môi, lưỡi, tay và chân, và khó nuốt.

Trong những tình huống nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến đi lại khó khăn, liệt cơ, liệt hô hấp và có thể tử vong.

Bộ trưởng Nông nghiệp, Gerry Ritz, cho biết, “Đây là một ví dụ nữa về công tác xuất sắc được thực hiện bởi Chính phủ Canada để cải thiện an toàn thực phẩm thông qua các căn cứ khoa học.

Bằng cách thực hiện phương pháp thử nghiệm quốc tế mới được công nhận này, Canada tiếp tục là một nước đi đầu thế giới về giám sát độc tố biển”.

Các thử nghiệm mới sử dụng một phương pháp gọi là sự ôxy hoá cột hồi sắc ký lỏng (LC PCOX) để tách các mẫu chất lỏng ở cấp độ phân tử.

Điều này cho phép từng chất độc hại được xác định và đo lường.

Việc kiểm tra này thay thế phương pháp thử sinh học ở chuột (MBA) truyền thống sử dụng từ những năm 1950.

Đó là phương pháp ước tính mức độ độc tố bằng cách nghiên cứu tác động của nó trên chuột.

“Các phương pháp trước đó đã có thể giúp xác định nếu động vật có vỏ không an toàn để ăn,” Jeff van de Riet – nghiên cứu viên cao cấp thuộc Phòng thí nghiệm Dartmouth của CFIA giải thích.

“Phương pháp mới cho phép chúng tôi phân tích mức độ độc tố PSP chính xác hơn để chúng tôi có thể phát hiện các mức thấp của chất độc trước khi chúng trở nên nguy hiểm cũng.như làm giảm hơn 50% chi phí thử nghiệm”.

Phương pháp mới trên được thực hiện tại nhiều phòng thí nghiệm khác nhau vào tháng 4/2011.

Các phòng thí nghiệm này xử lý trên 10.000 mẫu mỗi năm để xác minh rằng động vật có vỏ thu hoạch tại Canada là an toàn để ăn.

Thử nghiệm này được Phòng thí nghiệm Dartmouth của CFIA hợp tác với Viện Khoa học sinh học biển của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada phát triển và xác nhận.

Tính đến tháng 3/2011, phương pháp này nhận được sự chấp thuận của Hiệp hội các cơ quan phân tích chính thống quốc tế (AOAC) – cơ quan được quốc tế công nhận về tiêu chuẩn hoá các phương pháp phân tích và các hoạt động thí nghiệm.