Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Phòng và điều trị bệnh Newcastle ( bệnh gà rù ) ở gà

Bệnh Newcastle ở gà

Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và lây lan rất nhanh của loài gà, bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào vụ đông xuân.

1.Căn bệnh:

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, do tiếp xúc với gà bệnh, có triệu chứng và bệnh tích giống với bệnh Cúm gà.

Đặc trưng của bệnh là viêm, xuất huyết và loét niêm mạc đường tiêu hóa. Hiện nay bệnh là mối nguy hiểm cho ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh thường gây nhiễm ghép với các bệnh khác, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao điều trị tốn kém, không hiệu quả

Trong đàn gà xuất hiện 1 số con ủ rũ, kém hoạt động, bỏ ăn, lông xù lên, xã cánh như khoác áo tơi. Gà con chậm chạm, thường đứng tụ lại thành từng đám, gà lớn tách đàn thích đứng 1 mình, con trống thôi gáy, con mái ngừng đẻ.

2. Triệu chứng:

Thể cấp tính: Đây là thể bệnh phổ biến.

– Trong đàn gà xuất hiện 1 số con ủ rũ, kém hoạt động, bỏ ăn, lông xù lên, xã cánh như khoác áo tơi. Gà con chậm chạm, thường đứng tụ lại thành từng đám, gà lớn tách đàn thích đứng 1 mình, con trống thôi gáy, con mái ngừng đẻ.

– Trên nền chuồng thấy xuất hiện nhiều bãi phân trắng như phân cò. Gà bệnh thường sốt cao từ 42,5 – 43oC. Sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, gà lờ đờ rồi trở nên khó thở trầm trọng. Từ mũi chảy ra một chất nhớt màu đỏ nhạt hoặc màu xám trắng hơi nhớt. Gà bệnh hắt hơi, vảy mỏ liên tục thường kêu thành tiếng “toác toác”. Bệnh nặng ở gà không thở được bằng mũi, do có nhiều fibrin màu xám xẫm ở niêm mạc miệng, hầu, họng, xoang mũi cho nên gà phải vươn cổ, há mỏ ra để thở.

– Xung quanh mắt và đầu thường bị phù thũng.

– Gà bị bệnh, rối loạn tiêu hóa trầm trọng: gà bỏ ăn, uống nước nhiều.

Thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men. Sờ tay vào diều như sờ vào túi bột. Khi cầm chân gà dốc ngược lên từ mồm sẽ chẩy ra một chất nước nhớt, mùi chua khắm.

– Bệnh kéo dài vài ngày thì sinh ỉa chảy: phân lúc đầu còn đặc, có thể lẫn máu, màu nâu xẫm… sau loãng dần có màu trắng xám do có chứa nhiều muối urat. Lông đuôi gà bẩn dính bết phân.

– Niêm mạc hậu môn xuất huyết có những tia máu đỏ.

– Mào, yếm của gà bị ứ máu tím bầm trong thời gian khó thở sau chuyển màu tái dần do mất máu. Gà có biểu hiện triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, liệt chân và cánh, biểu hiện tư thế opisthotonus.

Thể mạn tính: thường xuất hiện ở cuối ổ dịch với các bệnh biến do rối loạn hệ thần kinh trung ương.

– Do tổn thương tiểu não, gà bệnh có những chuyển động bất bình thường: vặn đầu ra sau, đang đi bỗng dừng lại, đi giật lùi, đi vòng tròn…gà mổ nhiều lần không trúng thức ăn…khi bị kích thích bởi tiếng động hoặc va chạm thì đột nhiên ngã lăn ra đất, lên cơn động kinh co giật, những cơn động kinh co giật thường hay mãnh liệt vào lúc sáng sớm khi mới mở cửa chuồng.

– Bệnh mạn tính thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Gà chết do đói và kiệt sức. Nếu được chăm sóc gà có thể qua khỏi nhưng vẫn để lại di chứng thần kinh trong một thời gian dài. Gà lành bệnh được miễn dịch suốt đời

3. Bệnh tích:

Thể cấp tính

– Trên nền chuồng thấy xuất hiện nhiều bãi phân trắng như phân cò. Gà bệnh thường sốt cao từ 42,5 – 43oC. Sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên,gà lờ đờ rồi trở nên khó thở trầm trọng. Từ mũi chảy ra một chất nhớt màu đỏ nhạt hoặc màu xám trắng hơi nhớt. Gà bệnh hắt hơi, vảy mỏ liên tục thường kêu thành tiếng “toác toác”. Bệnh nặng ở gà không thở được bằng mũi, do có nhiều fibrin màu xám xẫm ở niêm mạc miệng, hầu, họng, xoang mũi cho nên gà phải vươn cổ, há mỏ ra để thở.

– Xung quanh mắt và đầu thường bị phù thũng.

– Gà bị bệnh, rối loạn tiêu hóa trầm trọng: gà bỏ ăn, uống nước nhiều. Thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men. Sờ tay vào diều như sờ vào túi bột. Khi cầm chân gà dốc ngược lên từ mồm sẽ chẩy ra một chất nước nhớt, mùi chua khắm.

– Bệnh kéo dài vài ngày thì sinh ỉa chảy: phân lúc đầu còn đặc, có thể lẫn máu, màu nâu xẫm… sau loãng dần có màu trắng xám do có chứa nhiều muối urat. Lông đuôi gà bẩn dính bết phân.

– Niêm mạc hậu môn xuất huyết có những tia máu đỏ.

– Mào, yếm của gà bị ứ máu tím bầm trong thời gian khó thở sau chuyển màu tái dần do mất máu. Gà có biểu hiện triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, liệt chân và cánh, biểu hiện tư thế opisthotonus.

Thể mạn tính: thường xuất hiện ở cuối ổ dịch với các bệnh biến do rối loạn hệ thần kinh trung ương.

– Do tổn thương tiểu não, gà bệnh có những chuyển động bất bình thường: vặn đầu ra sau, đang đi bỗng dừng lại, đi giật lùi, đi vòng tròn…gà mổ nhiều lần không trúng thức ăn…khi bị kích thích bởi tiếng động hoặc va chạm thì đột nhiên ngã lăn ra đất, lên cơn động kinh co giật, những cơn động kinh co giật thường hay mãnh liệt vào lúc sáng sớm khi mới mở cửa chuồng.

– Bệnh mạn tính thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Gà chết do đói và kiệt sức. Nếu được chăm sóc gà có thể qua khỏi nhưng vẫn để lại di chứng thần kinh trong một thời gian dài. Gà lành bệnh được miễn dịch suốt đời.

– Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết thành những chấm màu đỏ tròn to bằng đầu đinh ghim, mỗi điểm tương ứng với một lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa.Nhiều trường hợp (nhất là bệnh nặng hoặc kéo dài) hiện tượng xuất huyết không thành điểm mà tập trung thành dải, thành vệt ở đầu và cuối cuống mề (chặn trước và chặn sau của dạ dày tuyến).

– Dạ dày cơ: dưới lớp sừng keratin cũng bị xuất huyết thâm nhiễm dịch thẩm xuất kiểu gelatin.

– Niêm mạc ruột non xuất huyết, viêm cata trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau các nang lâm ba bị viêm loét, rõ nhất ở các mảng payer. Vết loét có thể nhìn thấy từ mặt ngoài, có hình tròn, hình trứng hay hình hạt đậu có màu mận chín. Mổ ra thấy vết loét dày cộm lên bề mặt niêm mạc màu nâu dễ bóc. Một số trường hợp vết loét hình cúc áo giống như nốt loét trong bệnh dịch tả lợn. Trên niêm mạc bên cạnh vết loét là những đám xuất huyết (trường hợp bệnh nặng có thể lan xuống tận ruột già gần hậu môn)

– Lách gà Đông Tảo không sưng, bị hoại tử.

– Gan hoại tử, xuất huyết, có một đám thoái hóa mỡ màu vàng nhạt.

– Thận hơi sưng, trên có sọc trắng do tích nhiều muối urat.

– Dịch hoàn, buồng trứng bị xuất huyết thành từng vệt, từng đám, nhiều trường hợp buồng trứng dính chặt với ống dẫn trứng, trứng non bị vỡ lòng đỏ chứa đầy xoang bụng.

– Xuất huyết thanh dịch bao tim, xoang ngực, bề mặt xương ức.

– Não viêm, xuất huyết. Những biến đổi bệnh lý của hệ thần kinh trung ương không quan sát được bằng mắt thường.

4. Phòng bệnh Newcastle:

– Khi chưa có dịch xảy ra: hạn chế người qua lại ở những nơi chăn nuôi lớn, tập trung. Người ra vào, công chăn chăn nuôi phải sát trùng kĩ tay chân, quần áo. Công tác kiểm dịch vận chuyển gà và trứng cần phải thực hiện nghiêm ngặt. Không lấy trứng từ những nơi nghi có bệnh, lấy trứng từ những nơi có nguồn gốc rõ ràng. Gà nhập về phải nuôi cách ly ít nhất 10 ngày để theo dõi.

– Khi dịch đã xảy ra: trường hợp gà mắc bệnh, để dập tắt dịch nhanh tốt nhất nên tiêu diệt toàn bộ số gà bị bệnh và nghi nhiễm bệnh.Tiêm phòng vacxine, cách ly số còn lại. Tổng tẩy uế tiêu độc chuồng trại. Gia cầm chết phải được chôn sâu, lấp kĩ. Không mang gà bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng đang có dịch.

– Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng, khi gà được 03 ngày tuổi và 21 ngày tuổi dùng vaccine Lasota nhỏ mũi, mắt. 2 tháng tuổi tiêm vaccine Newcastle hệ I

5. Biện pháp can thiệp:

– Vacxin Lasota tiêm thẳng vào ổ dịch

– Thường xuyên bổ sung vitamin ADE.B.Complex-C:1 g/1 lít nước nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress.

Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cần có biện pháp chăm sóc, phòng bệnh hợp lý, ngăn chặn kịp thời trước khi phát sinh dịch bệnh.