3. Chăm sóc, quản lý
Khi nuôi sò huyết kết hợp, cần san thưa định kỳ 2 – 3 tháng/lần để tạo môi trường cho sò huyết sinh trưởng và phát triển tốt.
Trong quá trình nuôi, hạn chế việc sử dụng hóa chất.
Tuy nhiên, vào những ngày mưa lớn kéo dài, nên bón vôi CaCO3 liều lượng 10 – 15 kg/1.000 m3.
Kiểm tra các yếu tố môi trường ngoài kênh cấp trước khi cấp và thay nước để ổn định chất lượng nước ao nuôi.
Định kỳ kiểm tra mức tăng trưởng của sò huyết, các đối tượng nuôi trong ao và các yếu tố môi trường pH, độ mặn, độ kiềm, độ trong…
để có hướng xử lý kịp thời.
4. Thu hoạch
Cỡ sò huyết giống thả 500 – 800 con/kg, sau thời gian nuôi 7 – 8 tháng thu hoạch, sò huyết đạt kích cỡ thương phẩm 60 – 70 con/kg.
Cỡ sò huyết giống thả 1.000 – 1.200 con/kg thời gian nuôi 12 – 18 tháng thu hoạch, sò huyết đạt kích cỡ thương phẩm 60 – 70 con/kg.
Thông thường nông dân áp dụng hai hình thức thu hoạch là thu tỉa và thu dứt điểm, áp dụng phương pháp thủ công khi thu hoạch sò huyết nuôi, rút nước trong ao còn khoảng 1/3, sau đó mò bắt.
Riêng đối với tôm sú thì thu tỉa bằng lưới, đăng, đục… kết thúc vụ thì tát cạn ao thu dứt điểm số lượng còn lại cùng với cá nuôi.