Để có cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cần phải thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật, nhất là các tỉnh phía Bắc. Sau đây xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá rô phi giúp bà con nông dân, ngư dân tham khảo.
Chọn ao và chuẩn bị ao nuôi
* Chọn diện tích ao nuôi:
+ Ao nuôi cá rô phi cũng được chọn như ao nuôi các cá khác. Song diện tích ao cần rộng, có diện tích từ 1.000 – 1.500m2 (từ 3 – 8 sào Bắc bộ); độ sâu từ 1,5 – 1,8m, đáy là đất cát pha hoặc có lớp bùn dày 25 – 30cm, có bờ, cống chắc chắn, cao hơn mức nước cao nhất là 0,4 – 0,5m, tránh mưa tràn cá đi.
+ Ao gần nguồn nước sông, ngòi trong sạch dễ bơm vào và tháo đi khi cần thay đổi, gần đường giao thông để chuyên chở thức ăn hoặc khi thu hoạch.
+ Ao thoáng mát, ít cây cối um tùm bảo vệ dễ dàng.
* Cải tạo chuẩn bị ao nuôi:
Tháng 3 hàng năm ao được tát cạn nước, bắt hết cá tạp, tu đắp lại bờ, cống, bốc bùn lấp hết hang hốc ven bờ, trang phẳng đáy, dùng 10 – 15kg vôi bột/100m2 rắc đều khắp đáy ao và ven bờ, diệt cá tạp ăn hại thức ăn trong ao, bón lót 100 – 150kg phân chuồng ủ mục/100m2. Để phơi nắng 2 –3 ngày, tháo nước vào được lọc qua vật chắn cá tạp theo vào, sâu 1,0 – 1,2m, để sau 7- 10 ngày thả giống vào nuôi.
Chọn giống thả vào nuôi:
– Cá giống nuôi xuất khẩu hiện nay chủ yếu là cá rô phi đơn tính, qua việc nuôi năm 2003. Sử dụng cá rô phi đơn tính F1 nhập từ Trung Quốc, cá phát triển tốt, lớn nhanh, tỷ lệ đực cao.
– Ao nuôi thả cá rô phi là chủ yếu, ngoài ra có thể ghép thêm 20 – 25% cá chép lai, cá trôi, cá trắm cỏ.
– Mật độ thả từ 2 – 3 con/m2, cỡ cá thả tốt nhất là 80-100 con/kg, không nên thả cá nhỏ, tỷ lệ hao hụt cao. Tính ra từ 800 – 1.200 con/sào Bắc bộ. Để có đủ cá giống khỏe mạnh, đều con, từng gia đình nên nuôi nhân cá loại 2.000 – 3.000 con/kg về ương đạt cá giống 80 – 100 con/kg thả ra nuôi.
– Tỷ lệ thả: Cá rô phi: 70 – 75%.
Cá chép, trôi: 10% Cá trắm cỏ: 10% Cá chim trắng: 5%
– Thời vụ thả: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ thả phải khắt khe, thả cuối tháng 3 sang đầu tháng 4; nuôi 5 tháng để tháng 10, tháng 11 thu cá đạt 0,5 – 0,6kg đợt đầu tránh rét. Những vùng khác có thể tăng vụ nuôi trên 1 diện tích.
Thức ăn và cách cho ăn:
– Nuôi cá rô phi xuất khẩu là phải chủ động nuôi và cho ăn tốt cá mới tăng trọng nhanh, đạt yêu cầu xuất khẩu. Thức ăn của cá chủ yếu là thức ăn công nghiệp phải tự chế theo tỷ lệ có đủ chất bột, đạm và các chất vi lượng. Thực tế vừa qua các mô hình nuôi ở huyện Gia Bình (Bắc Ninh) đã nuôi cá rô phi bằng cám “Con cò” viên thả nổi trên mặt nước 6 tiếng, cá ăn hết, ao sạch, không ô nhiễm, cá lớn nhanh, sau 4 – 5 tháng nuôi cá từ 2000 con/kg đã đạt 0,5 – 0,5kg/1 con.
– Cách cho ăn: 8 giờ sáng và 4 giờ 30 phút chiều. Dùng thức ăn tự chế hoặc cám Con cò rắc đều trên 1 vùng, có làm khung cho cá ăn. Rắc đầu gió cho cá ăn không bị trôi dạt vào bờ. Số lượng thức ăn cho hàng ngày bằng 7 – 8% trọng lượng cá trong ao. Hàng ngày quan sát cá khi ăn hết hay còn thức ăn để quyết định tăng, giảm lượng thức ăn trong ao hàng ngày.
– Kiểm tra cá: Hàng tháng hoặc nửa tháng dùng vó cất kiểm tra cá xem béo hay gầy để tăng lượng thức ăn trong ao.
Chăm sóc, quản lý ao nuôi:
– Cá rô phi nuôi mật độ dày, nên hàng ngày phải quan sát theo dõi 6 – 7 ngày cần tăng nước hoặc thay đổi nước cho ao để cá không nổi đầu ăn đều, nhanh lớn.
– Chăm sóc bảo vệ cá trong ao, kiểm tra bờ, cống tránh rò rỉ, nước tràn khi mưa to đề phòng cá đi. Vệ sinh dọn sạch cỏ rác ven bờ mới cho ăn.
– Trông nom bảo vệ hàng ngày, đêm, tối cần bảo vệ ngăn ngừa câu bắt cá.
– Ngoài cho ăn thức ăn công nghiệp cần cho ăn thêm rau, bèo, phân chuồng cho cá có thức ăn bổ sung…
Tags: nuoi ca, nuoi ca ro phi, ky thuat nuoi ca ro dau vuong, ki thuat nuoi ca ro dau vuong, ky thuat nuoi ca ro phi, ky thuat nuoi ca ro phi