4. Thức ăn và cách cho cá ăn
Có thể dùng thức ăn công nghiệp hoặc tươi sống.
Nếu là cá tươi thì khâu bảo quản phải đảm bảo không để cá ươn, thối làm cá nuôi dễ nhiễm bệnh.
Kích cỡ thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.
Cho ăn bằng sàng ăn, lúc cá nhỏ nên sử dụng nhiều sàng, khi cá lớn có thể giảm bớt số lượng sàng.
Khẩu phần cho ăn: 2-10% trọng lượng thân.
Thời gian từ lúc thả đến lúc 2 tháng tuổi cho ăn khoảng 8-10% trọng lượng đàn cá sau đó giảm dần đến lúc thu hoạch còn khoảng 20% trọng lượng đàn cá.
Lúc cá lớn có thể điều chỉnh thức ăn theo nhu cầu dựa vào lượng thức ăn còn lại trên sàng ăn.
Số lần cho ăn 2 lần/ngày.
5. Chăm sóc và quản lý
Luôn đảm bảo chế độ thay nước theo thuỷ triều.
Nếu cá lớn với mật độ dày nên có chế độ quạt nước về đêm.
Khi thay nước nên kiểm tra độ mặn và không thay nước khi trời mưa to rất dễ làm cá bị bệnh.
Thường xuyên kiểm tra những bất thường trên cá.
6. Phòng bệnh
Treo vôi tại những nơi cho cá ăn, mỗi túi vôi khoảng 10-15kg.
Tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi bằng vitamin C, Premix hoặc men tiêu hoá.
7. Thu hoạch
Trong quá trình thu hoạch nên có bể giữ cá với hệ thống sục khí mạnh.
Khi kéo cá lên đưa vào bể để cho cá khoẻ và quen môi trường chật hẹp nhằm giảm tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển.
Cũng có thể sử dụng đá lạnh để thả vào bể giữ cá để hạn chế hoạt động của cá nhằm tránh sây sát nâng cao giá trị cá thương phẩm.