Giống heo rất dễ nuôi: có thể nhốt trong chuồng, có thể cầm cột bên mái nhà, bên gốc cây ngoài vườn, hoặc nuôi thả rông … Những cách nuôi như vậy điều có mặt lợi, mặt hại của nó.
Chuồng để nuôi heo có thể làm bằng tre lá, ván tạp, hoặc xây gạch… tùy vào khả năng tài chính của mỗi người. Chuồng làm rẻ hay đắt tiền, thậm chí xấu hay đẹp ra sao cũng không thành vấn đề, miễn là giữa gìn vệ sinh tốt và làm đúng phương pháp là được.
Nếu chỉ nuôi năm ba con heo thịt hay nuôi vài con heo nái thì ta có thể làm kiểu chuông ra sao cũng được, nhưng nếu nuôi heo với số lượng nhiều theo dạng bán kỹ ghệ hay kỹ ghệ thì chuồng trại phải được thiết kế lập theo đúng phương pháp mới đem kết quả tốt..
1. Có phải bất kỳ nơi nào cũng có thể làm chuồng nuôi heo ?
Giống heo thích ở nơi khô ráo, nên chuồng trại nuôi heo phải xây cất trên khu đất cao ráo, sao cho mùa mưa bão không úng ngập. Đã thế, chung quanh khu vực nuôi heo cần phải chế tạo hệ thống mương rãnh để nước dội rửa chuồng và tắm rửa heo hằng ngày được thoát hết một cách dễ dàng mới tốt. Nếu cuộc đất làm chuồng quá thấp heo dễ bị mất bệnh, do nơi đây là môi trường sống tốt nhất của các loại vi trùng, vi khuẩn các loại ruồi nhặng,chuột bọ vốn là những tác nhân gây nhiễm nguồnbệnh cho heo.
Chuồng heo còn làm xa khu vực đông dân cư sinh sống để tránh ô mhiễm cho con người, qua không khí cũng như qua nguồn nước thải.
Khu vực tập trung chuồng trại cần có đường giao thông thủy bộ tiện lợi dễ dàng trong việc vận chuyển chở heo đến thị trường tiêu thụ.
Điều quan trọng nhất là tập trung chuồng trại nuôi heo phải là vùng nông nghiệp phát tiển, quanh năm có sẵn nguồn thực phẩm nuôi heo dồi dào như gạo, bắp, tấm cám, khoai đậu, rau cỏ, vừa được giá rẻ lại đỡ tốn công chuyên chở.
Điều quan trọng kế tiếpít người nghỉ tới là nơi có sẵn nguồn nhân lực dồi dào. Nhân công thuê mướn sẽ dễ dàng hơn so với việc mướn người từ phương xa đến.
Cuối cùng là nguồn nước ngọt phải dồi dào mới nuôi heo bầy đàn lớn được. Thiếu nguồn nước ngọt cho heo ăn uống, tắm rửa và xịt rửa chuồng hằng ngày quả là điều bất tiện. Vì vậy,việc này không thể xem thường
2. Chuồng heo nên quay về hướng nào tốt nhất ?
Mặt tiền chuồng heo nên quay về hướng đông hay hướng đông nam mới tốt. Đây không phải là vấn đề dị đoan mà hợp tính khoa học. Mặt tiền chuồng quay về hướng đông sẽ nhận được ánh sáng chiếu thẳng vào mọi ngõ ngách trong chuồng giúp heo khô ráo, ấm áp. Trong ánh nắng có tia cực tím giúp cơ thể heo tự tạo được vitamine D3cần thiết cho sự phát triển khung xương, giúp heo năng động, sinh trưởng tốt. Ánh nắng ban mai góp phần tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong chuồng heo, giúp môi trường sống heo được tốt hơn. Còn mặt tiền quay về hướng đông nam, hằng ngày chuồng sẽ đón nhận được ánh sáng chiếu vào, đồng thời cũng nhận được ngọn gió nồm thổi vào mát mẻ. Do lẽ đó, kiểu chuồng một dãy ai cũng chọn quay về hướng vừa kể ở trên .
3. Nếu nuôi heo với số luọng ít độ vài ba mươi con trở lại, nên làm chuồng kiểu gì tốt nhất ?
Nuôi heo số lượng ít ta nên làm chuồng một dãy, hay còn gọi chuồng một mái. Chuồng một mái thì dễ chọn hướng thích hợp, đó là hướng đông hay hướng đông nam. Chiều dài của dãy chuồng tùy thuộc vào chiều dài sẵn có của cuộc đất, hoặc tùy thuộc vào nhu cầu làm. Trong dãy chuồng đó chia ra nhiều ngăn rộng hẹp ra sao tùy thuộc vào nuôi heo nái, heo thịt hay heo con…
4. Trường hợp nuôi nhiều heo thì cách làm chuồng ra sao
Trong khu đất đủ rộng, muốn heo được nhiều heo ta nên tính đến việc làm chuồng hai dãy, gọi là kiểu chuồng hai mái. Kiểu chuồng có hai dãy đâu là mặt vào nhau, giữa có một hành lang rộng khoảng 2m xuyên dọc theo chiều dài của hai dãy chuồng để làm lối qua lại hầu dễ dàng trong việc vận chuyển thức ăn hằng ngày cho heo đồng thời tiện cho việc chăm sóc và về sinh chuồng trại. Phía sau của hai dãy chuồng cũng có hành lang hẹp , tiếp giáp với sân nắng để hàng ngày thả heo ra đó vận động.
Kiểu chuồng hai mái do mặt tiền của hai dãy đâu mặt vào nhau nên phía hậu của một dãy được quay về hướng tốt là đông hay đông nam, Và mặt hậu của dãy kia phải hướng về phía tây hay tây bắc, vừa nóng và lạnh. Do đố, dãy có mặt hậu hướng về phía tây hay tây bắc cần phải có cây cao bóng cả tỏa bóng mát che phủ để ngăn cản nắng chiều rọi vào chuồng, và có rèm sáo phủ kín cảu ngõ trong mùa lạnh giá và mưa bão, như vậy heo mới sinh trưởng tốt được.
Mỗi dãy chuồng kia cũng được chia nhiều ngăn và mỗi ngăn cần trổ hai cửa: cửa mặt tiền để nhân công tiện ra vào khi cần, và cửa hậu để lùa heo ra sân nắng.
5. Vật liệu tốt nhất để làm chuồng heo là gì?
Nếu nuôi heo có tính cách ngắn hạn, độ vài lứa heo rồi ngưng nghỉ thì nên làm vật liệu rẻ tiền như tre lá, ván tạp, cây tròn…Nhưng nếu nuôi lau dài, nuôi theo lối bán kỹ nghệ hay kỹ nghệ với số lượng hàng chục, trăm, vài trăm trở lên thì nên làm vật liệu đắt tiền, như vậy mới bền chắc, sử dụng được về lâu về dài lại dễ quét dọn, hợp vệ sinh.
– Mái chuồng nên lợp bằng tôn lạnh hoặc ngói. Mái cần có độ dốc cần thiết để tránh dột, và phải cao hơn 3m so với mặt nền chuồng mhư vậy mới tạo được thông thoáng, mát mẻ. Chuồng heo mà ngột ngạt, nóng bức quá sẽ có hại cho sức khỏe của heo.
– Vách chuồng nên xây bằng gạch, tô xi măng kỹ và quét vôi 6 tháng một lần để sát trùng mới tốt. Tùy theo khí hậu mỗi vùng mà vách chuồng có thể xây cao lên tận mái để ngăn ngừa gió lạnh bên ngoài tràn vào, hoặc tường vách chỉ xây lưng chừng, để trống phần trên cho mát mẻ mùa nắng (trong mùa mưa bão, mới treo rèm, bạt) . Hai đầu hồi nên có của chống để giúp không khí trong chuồng được thông thoáng hơn vào ban ngày, và chỉ khi cần thiết, như vào ban đêm thời tiết trở nên lạnh mới sập của chống xuống.
– Vách ngăn giữa hai chuồng kế tiếp nhau cũng nên xây gạch tô xi măng kỹ, như vậy mới chống được sự cọ xát, cắn phá của heo. Chỉ có vách gạch mới giúp cho ta giữ vệ sinh chuồng trại dễ dàng mỗi khi xịt rủa… Vách ngăn chuồng có thể xây cao 1m hay 1.2m tùy vào heo nuôi có kích thước lơn hay nhỏ.
– Nền chuồng nên tráng xi măng, tốt nhất là đổ bê tông, như vậy mới đủ sức chịu được sự ủi phá của heo. Nền chuồng cần có độ nhám cần thiết để heokhỏi trượt ngã gây thương tật, nhất là ở ở chuồng heo nái, và phải có độ dốc cần thiết để nước rủa chuồng và tắm heo không đọng vũng lại mà trôi tuột hết xuống mươn rãnh phía sau. Nền chuồng càng khô ráo càng sạch sẽ heo nuôi càng mạnh.
6. Sân nắng cần thiết cho loại heo nào ?
Loại heo nào, dù là heo mẹ, heo con, heo thịt cũng cần có khoảnh sân nắng đủ rộng để vận động hàng ngày. Tốt nhất là cho heo ra sân vận động buổi sáng, trước 9 giờ, trễ lắm 10 giờ. Buổi chiều nếu ngoài sân có tàng cây cao che bóng mát vẫn có thể cho heo vận động được. Chỉ có heo thịt là nên vận động ngoài sân nắng ít giờ hơn so với các lứa heo khác.
7. Kích thước ngăn chuồng là bao nhiêu mới phù hợp từng loại heo ?
Nếu chỉ nuôi năm ba con heo thì vấn đề này không cần đặt ra. Nhưng, nuôi heo số lượng nhiều, mà trong đó lại có đủ cỡ heo như heo con, heo lứa, heo nái, heo nọc, heo thịt..thì việc tính toán sao cho đủ ngăn chuồng để nuôi chúng là việc không dễ dàng gì, nhất đối với những người chưa thạo việc. Vì mỗi loại heo như vậy đều được nuôi trong ngăn chuồng có kích thước phù hợp với chúng mới sinh trưởng tốt được.
Cái khó ta phải nắm bắt được chính xác trong bầy đàn có bao nhiêu heo chửa, có bao nhiêu heo đẻ, rổi heo con, heo nọc, heo thịt..rhì mới tính được đủ “căn hộ ” dành cho chúng ở. Còn việc ngăn chuồng có kích thước phù hợp với từng loại heo một thì được tính như sau:
– Heo nái đang chửa hay nái vừa đẻ con cần sống trong chuồng rộng 6mét vuông
-Heo nái đang nuôi con cần sống trong ngăn chuồng rộng 10 mét vuông (trong đó có thể ngăn ra một khu vực nhốt riêng heo con).
– Heo thịt nuôi tập thể từ 2 mét đến 3 mét vuông một con.
– Heo nọc tùy theo vóc dáng nhỏ hay lớn mà cho ở chuồng rộng 6 mét vuông đến 10 mét vuông. Cũng như heo nái cấn chửa, heo nọc phải nuôi riêng mỗi con một ngăn chuồng. Chuồng heo nọc cần phải làm chắc chắn, nhất là của nẻo, vách ngăn bao quanh chuồng phải cao từ 1,2m đến 1,4m mới ngăn cản được sự… vượt rào ra ngoài của heo nọc.
8. Nên tắm heo một ngày mấy lần ?
Nên tắm cho heo mỗi ngày một lần, tắm sao bữa ăn sáng. Mỗi lần tắm heo là kết hợp với việc xịt rửa luôn chuồng heo sạch sẽ. Tất cả heo con (trên 2 tuần tuổi ) heo lứa heo chửa heo đang nuôi con đều cần phải tắm cả. Khi tắm nên dùng bàn chải ni lông chà xát với xà bông lên khắp mình heo, nhất là những nơi lấm bẩn cho sạch sẽ. Có được tắm chải kỹ hằng ngày như vậy heo mới tránh được những bệnh ngoài da như bệnh ghẻ, bệnh xà mâu, và loại trừ được các loại ký sinh trùng ve rận sống bám trên nó. Heo nọc lại càng tắm kỹ hơn nữa, để bớt đi phần nào mùi hôi đặc trưng luôn luôn đeo đẳng trên thân mình nó, khiến không ăi dám lại gần. Khổ nỗi, những con heo nọc, dê đực càng có mùi hôi đặc trưng nồng nặc lại là những con sung sức nhất, có “công trạng” nhất. Với heo thịt trong mùa nóng nực mỗi ngày nên tắm hai lần cho chúng mát mẻ, mau tăng trọng, trừ những heo có vết thương bìu dái (bị thiến) chưa lành (phải chờ sau khi thiến 10 ngày vết mổ mới lành được).
9. Phương pháp gìn giữ vệ sinh chuồng heo ra mới gọi là chu đáo ?
Công việc gìn giữ vệ sinh chuồng trại heo tuy khá nhiều việc phải làm, nhưng biết sắp xếp mọi việc có tính khoa học thì việc tưởng là khó thực hiện lại hóa ra dễ và tốn hao ít công sức nữa .
Nên chia công việc ra từng loại để thấy những công việc cần phải làm ngay trong ngày, và cũng có những công việc cần làm theo tháng, theo quí vài quí một lần:
– Những công việc cần cập nhật hóa: Những việc cần làm trong một ngày thường là những việc “lặt vặt” nhưng nặng công như:
– Tắm heo và xịt rửa chuồng: heo chỉ cần tắm ngày một lần, nhưng xịt rữa chuồng heo ít lắm hai ngày một lần sau bữa ăn sáng và chiều. Trước khi xịt rữa chuồng cần phải thu dọn phân và quét tước hết mọi rơm rạ cũ đã rải cho heo nằm đêm hôm trước. Phân heo được tập trung vào hố phân nằm cách xa chuồng ít lắm vài mươi mét. Hố phân phải có tường hay bờ bao, trên có mái mưa che nắng. Nước tắm heo và nước rửa chuồng theo mươn rãnh thoát hết ra ngoài, không để tù đọng dơ bẩn.
– Mỗi lần xịt rửa chuồng nên tranh thủ cọ rửa sạch sẽ máng ăn, máng uống (nếu có) cách dụng cụ chăn nuôi khác.
– Những việc làm định kỳ theo tháng: Mỗi tháng nên tu bổ và vét sạch khai thông các mương rãnh thoát nước trong khu vực chuồng trại nuôi heo, như vậy nước dơ bẩn từ các dãy chuồng mới thoát hết ra ngoài, và trong mùa mưa bão không ngập úng .
– Tổ chức đặt lẫy, rải bã để diệt chuột, hầu ngăn chặn những tác nhân truyền bệnh đến cho heo, đồng thời hạn chế được việc thất thoát thức ăn của heo do chuột bọ kéo đến phá hại.
– Tu bổ máng ăn, máng uống, nền chuồng, vách ngăn do heo ủi phá làm bong tróc, hư hỏng..
– Những việc làm định kỳ như theo quí: Hàng quí, có thể là 1 hay 2 quí một lần, cần tổng vệ sinh chuồng trại một cách quy mô từ bên trong lẫn bên ngoài khu vực heo:
– Sát trùng chuồng trại :cọ rửa sạch sẽ tất cả các ngăn chuồng, dãy chuồng, từ khu vực nuôi heo con, heo lứa, heo nái, heo thịt… Cọ rửa từ nền chuồng đến các vách ngăn bằng nước xà bông kết hợp thuốc sát trùng để tận diệt mầm bệnh. Sau đó, tạm thời dời heo qua khu vực an toàn để phun xịt thuốc sát trùng, xong khu vực này làm khu vực khác.
Trong việc sát trùng chuồng trại, còn một cách nữa là mỗi năm nên quét vôi một vài lần khắp cả tường vách trong khu vực chuồng trại và rải vôi sống bên ngoài khu vực chăn nuôi.
– Khai quang chung cảnh khu vực chăn nuôi: Để tránh ruồi nhặng, chuột bọ các loại vi trùng, vi khuẩn đến trú ngụ và sinh sôi nảy nở gần khu vực chuồng trại, gây hại cho sức khỏe của heo, hàng quí ta nên khai quang khu vực chuồng trại bằng cách dọn dẹp hết cỏ dại và các cây tạp mọc um tùm, su đó gom chúng lại chất đống để đốt cùng mọi thứ khác.
– Lấp hết ao vũng ẩm thấp thường xuyên có nước tù đọng. Đây là nơi lý tưởng cho việc trú ẩn sinh sôi nảy nở các loại vi trùng đem đến nguồn bệnh cho heo.
-Cũng nhân việc khai hoang này, ta nên phá bỏ hết các hang ổ chuột bọ triệt phá hết những nơi trú ẩn của chúng, cũng như mọi ngọ ngách lui tới chuồng heo của chúng.
Như vậy công việc tuy nhiều, nhưng biết sắp xếp theo thứ tự trước sau thì việc tưởng khó lại thành dễ, tốn ít công sức và cả thời gian.
10. Cần phải làm gì để chăm sóc tốt heo con trong vài tuần đầu lọt lòng mẹ ?
Heo con so sinh nếu sanh đủ ngày đủ tháng, heo mẹ đẻ bình thường thì đa số đều khỏe mạnh, khôn lanh, đi đứng tương đối vững và biết tìm tới vú mẹ để bú. Số còn lại, ương yếu hơn, dại khờ hơn, có con còn nằm bẹp một chỗ hàng giờ, hàng buổi mới run rẫy đứng lên được…Nếu gặp trường hợp heo mẹ đẻ khó, những con ra trễ thường bị ngộp thở, mà cứu được cũng phải nên chăm sóc riêng mới chóng hồi sức.
Việc chăm sóc heo con trong vài tuần tuổi đầu tiên thường có những việc sau đây:
* Úm kỹ: Để heo con khỏi bị cảm lạnh khi chúng chưa quen với nhiệt độ của chuồng trại mà ta nuôi chúng trong lòng úm. Lòng úm có thể làm đơn giản bằng thùng cac-tông, thùng gỗ, miễn bên trong có lót sẵn một lớp dày cơm cỏ khô, và một bóng đèn tròn sao cho có nhiệt độ du di khoảng 25 đến 28 độ C là vừa. Chỉ lúc tới cữ bú chúng mới được thả ra ngoài chung sống heo mẹ, sau đó trở về với môi trường ấm áp…
* Tập bú vú mẹ: Với những con heo dại khờ, ta phải tập chúng bằng cách banh miệng nó ra rồi ấn núm vú heo mẹ vào để nó làm quen với mùi vị của sũa mẹ, dần dà chúng mới biết bú rành. Trong khi đàn heo đang mê vú, ta nên theo dõi mọi động tịnh từ heo con đến heo mẹ,để hễ có con nào sắp bị mẹ đè thì kịp thời cứu thoát ngay..
* Theo dõi sức khỏe của heo con: Heo con thường mắc nhiều bệnh trong đó có bệnh thường gặp là tiêu chảy. Nếu phát giác chậm, chữa trị chậm heo mau kiệt sức và chết. Hằng ngày ta cũng lo sát trùng cuống rốn cho đến khi rụng mới thôi.
* Tập ăn: Khi heo con được chín mười ngày tuổi, chúng bắt đầu tập ăn. Nhưng con chưa biết ăn, ta nên tập ăn cho chúng bằng cách nhét nhút ít thức ăn vào miệng cho chúng liếm láp, từ đó mới quen dần mùi vị của thức ăn và… chịu ăn
11. Cách chăm sóc nái đẻ như thế nào ?
Nếu để thuận, sau khi sinh con xong heo mẹ thường không miệt nhọc lắm. Nó đứng lên tiến về phía con nó để liếm láp cho khô lông từng con một. Sau đó, tiến hành đến máng ăn máng uống, và khi no nê mơi đến ổ rơm nằm nghỉ.
Chỉ những heo đẻ khó, để lâu mới miệt nhọc nhiều, đến nỗi có nhiều heo mẹ không màng đến con cái của nó mà nằm rủ liệt một chỗ, mặc cho người có nhiệm vụ chăm sóc xoay trở thân nó để lau chùi hoặc chích thuốc khỏe cho nó. Với loại heo khó này công chăm sóc có phần vất vả hơn loại heo bình thường, như vậy mới giúp chúng mau hồi sức.
Nỗi lo của người có nhiệm vụ đỡ đẻ heo là sau khi đẻ ba bốn giờ, nhau thai có ra hết hay không. Nếu một buổi, trễ lắm 10 giờ mà nhau thai không ra thì nó có thể đã bị sót nhau, cần phải chích thuốc giục, hoặc tốt nhất nhờ bác sỹ thú y can thiệp vào cho.
Việc ra nhau thai trong khi heo mẹ đẻ, có nhiều trường hợp không giống nhau có trường hợp heo co ra đời chung một lượt cái nhau của nó: nhưng cũng không có trường hợp mẹ đẻ liên tiếp vài ba heo con mà không thấy một lá nhau nào, rồi bất thần ra luôn mấy lá nhau một lúc. Cũng có truòng hợp heo con ra đời trong bọc với lá nhau kèm theo. Và ít trường hợp heo mẹ đẻ hết đàn con, sau cùng mới xô hết một lần !
Theo các nhà chuyên môn, nếu sau khi đẻ hết đàn con cuối cùng nhau mới ra hết một lần là do sức khỏe heo mẹ tốt, và đàn con của nó cũng có sức khỏe tốt. Ngược lại, nhau ra bất thường như kể phần trên là do sức khỏe heo mẹ yếu, và đàn con sinh ra èo uột. Còn việc sót nhau là một thứ bệnh sinh sản, không phải nái nào cũng bị.
Việc cần để tâm theo dõi nữa là xem heo có bị viêm vú hay không? Có bị viêm tử cung hay không? … Để nếu có xảy ra kịp thời chữa trị ngay
12. Phương pháp bảo vệ sức khỏe cho heo ra sao ?
Có nhiều cách bảo vệ sức khỏe cho heo:
– Chích ngừa các bệnh truyền nhiễm và xổ lãi theo đúng định kỳ là cách bảo vệ sức khỏe cho heo tốt nhất.
– Chuồng trại lúc nào cũng giữ gìn sạch sẽ, khô ráo, tạo cho heo có môi trường sống tốt.
– Nhờ việc thiết kế chuồng trại đúng kỹ thuật nên tạo sự thoáng mát và ấm áp trong khu vực chuồng trại, đàn heo nhờ đó mà sống sởn sơ, mạnh khỏe.
– Hằng ngày cung cấp khẩu phần ăn có đủ các chất dinh dưỡng càn thiết, nhờ đó mà heo sinh trưởng tốt, phát triển nhanh.
– Cho heo ra sân nắng vận động mỗi bữa sáng để da thịt được săn chắc, khung xương cứng cáp.
– Tạo sự yên tĩnh: sau giờ cho heo ăn, và xịt rữa chuồng sạch sẽ, ta nên trả lại bầu không khí yên tĩnh lại chi bầy heo. Mọi hoạt động cần phải tạm ngưng nghỉ trong vài giờ để heo được yên tĩnh nghỉ ngơi. Một khi đượcc ăn no ngủ kỹ, heo sẽ mau mập mạnh.
– Không nên nạt nộ,rượt đuổi, đánh đập heo, vì mọi hành vi thô bạo đó có thể dẫn đến những tai họa cho con vật như què chân, xảo thai…
13. Muốn cho heo con uống thuốc phải cầm giữ cách nào ?
Heo con sơ sinh thì yếu đuối, bắt lên trên tay dù nó có vùng vẫy ta cũng đủ sức kềm được. Nhưng, với heo vài tuần tuổi trở lên, ôm lên đã thấy nặng nên khó cầm giữ được chúng. Muốn cho heo con uống thuốc ta phải ngồi xổm, dùng tay nắm chặt hai chân trước của nó, để lưng nó quay sau về phía mình, bụng ngưỡng ra phía trước, hai đầu gối của ta kềm chặt thân heo lại để cho nó khỏi vùng vẫy. Như vậy mõm heo ngước lên, ta dùng tay trái dùng ống chích (có sẵn thuốc bên trong) bơm thuốc từ từ vào một bên mép đẻ thuốc trôi dần xuống miệng heo…
14. Cách kiềm giữ heo con để chích thuốc ra sao ?
Việc chích thuốc cho heo con cần có hai người phụ lực với nhau: một người ôm giữ heo, người kia chích thuốc. Thường chích thuốc cho heo vào sau mép tai của nó nên cần giữ cho heo đứng yên, tay kia nắm chặc lỗ tai của nó. Như vậy việc chích thuốc rất dễ dàng.
15. Muốn heo mau chóng lớn uống thuốc phải có cách cầm cột ra sao ?
Các giống heo ngoại, 50kg trở lên đã có sức mạnh đáng kể nếu không có kinh nghiệm ta khó khuất phục được nó. Những con heo vài trăm ký, muốn bẳt nó phải dùng sức lực của nhiều người. Vì vậy muốn cho heo lớn uống thuốc ta phải có cách riêng cầm giữ nó, và cần vài người phụ lực mới làm được.
Trước hết ta dùng một đoạn dây ny lông chừng vài mét, một đầu làm cái thòng lọng rồi lừa thế luồn vào hàm trên của heo siết chặt lại. Sau đó cột đầu dây của kia lên cột nhà hay xà nhà sao cho mõm heo ngóc lên cao lên. Có điều cần lưu ý khi cột thòng lọng phải tạo mối rút dể sau khi heo uống xong thuốc ta tháo dây ra dễ dàng.
Heo bị treo mõm lên cao như vậy lúc đầu thường có hành động lùi lại phía sau, nhưng khi biết lùi không được nó chịu đứng yên một chỗ cho ta hành sự.
Khi heo đã chịu đứng yên thì một người sẽ đứng choàng qua vai heo, dùng heo đầu gối kẹp chặt cổ heo còn hai tay nắm vào hai lỗ tai để cố giữ cho nó đứng yên với đầu ngẩng lên cao. Nguời có nhiệm vụ cho heo uống thuốc bấy giờ mới cầm chai thuốc lại gần rồi đút miệng chai vào một bên mép cho thuốc chảy từ từ xuống cổ heo.
Xin được lưu ý là chai đựng thuốc cho heo uống phải là chai thủy tinh có vỏ dày như chai bia, chai nước ngọt, và dùng vải quấn chung quanh cổ một lớp dày để nếu heo có cắn bể cũng không nguy hiểm cho nó.
Đó là cách cho heo lớn uống thuốc nước, nếu cho heo lớn uống thuốc viên, ta cũng phải cầm giữ cho heo bằng sợi dây như cách vừa trình bày, cũng có người đứng choàng qua cổ nó và giữ chặt đôi tai nó. Người kia phải dùng một thanh cật tre (chiếc đũa bếp cũng được) cậy nhẹ cho mép rộng ra để trút thuốc vào miệng.
16. Cách kềm giữ để chích thuốc cho heo lớn ra sao ?
Muốn chích thuốc cho heo lớn cũng phải dùng dây treo mõm lên như cách vừa trả lời, sau đó nhanh tay chích thuốc vào phía sau tai heo.