Nguyên nhân chính, do chưa có nguồn cá giống cho nên việc ương cá giống bông lau là cần thiết. Ương cá giống trên bể composite được bố trí làm 3 thí nghiệm, trong đó thí nghiệm 1 là thí nghiệm thức ăn; thí nghiệm 2 và 3 là mật độ.
Thí nghiệm một (thí nghiệm thức ăn) từ một đến 30 ngày tuổi với mật độ 300 con/m3. Tỷ lệ sống đạt 48,8 – 90,8% với trọng lượng trung bình 657 – 740 mg/con và chiều dài trung bình 4,4 – 4,5 cm. Thí nghiệm hai (thí nghiệm mật độ) ương từ một đến 30 ngày tuổi đạt tỷ lệ sống 35,4 – 60,7%, khối lượng 210 – 293,3 mg/con, chiều dài 28,8 – 31,97 mm.
Thí nghiệm ba (thí nghiệm mật độ) ương từ 31 đến 60 ngày tuổi, mật độ khác nhau 50, 100, 150, 200 con/m3. Sau 60 ngày tuổi trọng lượng trung bình của cá đạt 3,39 – 4,07 g/con và chiều dài trung bình 72,2 – 7,7 cm. Tỷ lệ sống đạt 10,9 – 98%.
1. Giới thiệu chung
Cá bông lau (Pangasius krempfi), thuộc họ cá da trơn (Pangasiidae), phân bố ở Lào, Campuchia và Việt Nam. Là loài cá có kích thước lớn, thịt ngon, có giá trị thương phẩm cao, đây là loài cá có giá trị kinh tế (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Giai đoạn nhỏ, thức ăn chủ yếu là động vật phù du. Cá trưởng thành và khi thành thục ăn cá con và trái cây rụng (Nguyễn Thanh Tùng 2005). Leng Bun Long 2005 cho rằng, cá bông lau có tính ăn tạp thiên về động vật được thể hiện qua miệng lớn, răng nhỏ mọc thành đám, dạ dày to, vách dày, ruột ngắn và gấp khúc.
thức ăn ở cá rộng, chủ yếu là giáp xác (Crustacea), mùn bã hữu cơ, cá con và các loài động vật thân mềm (Mollusca).
Để cho việc ương cá hương, cá giống đạt tỷ lệ sống cao và tăng trưởng tốt, thì cần phải nghiên cứu “Ảnh hưởng của các loại thức ăn, mật độ lên tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá bông lau (Pangasius krempfi) trong giai đoạn từ một đến 60 ngày tuổi”, nhằm tạo nhiều cá giống hơn, chủ động cung cấp cho nghề nuôi, đa dạng cơ cấu giống loài thủy sản, tăng thêm nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Mục tiêu
Xác định loại thức ăn, mật độ nuôi thích hợp để cá tăng trưởng và đạt tỷ lệ sống cao trong điều kiện nhân tạo. Tạo ra nguồn cá giống để bảo tồn nòi giống tránh hiện tượng tuyệt chủng.
Nội dung
– Nghiên cứu kỹ thuật ương cá hương từ một đến 30 ngày tuổi.
– Nghiên cứu kỹ thuật ương cá giống từ 31 đến 60 ngày tuổi.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
a. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nước ngọt Nam bộ, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Số liệu được thu thập từ 2/10/2009 – 31/12/2011.
b. Vật liệu
– Bể composite có thể tích 1 m3 gồm 12 bể.
– Cân điện tử với độ chính xác 0,01 g/cái dùng để cân mẫu cá bột, cá hương, cá giống.
– Hóa chất dùng để phân tích và cố định mẫu.
c. Phương pháp nghiên cứu
Ương cá bông lau theo phương pháp chia làm hai khoảng thời gian khác nhau.
3. Thực hiện các thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1: So sánh hiệu quả sử dụng thức ăn của cá bông lau.
Thí nghiệm so sánh hiệu quả sử dụng thức ăn tươi sống khác nhau để ương cá bông lau. Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng của cá da trơn như cá tra, basa để bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Mật độ 300 con/m3. Ương trên bể composite, gồm 9 bể, thể tích của mỗi bể là 1 m3.
b. Thí nghiệm 2: So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá 1 – 30 ngày tuổi.
Thí nghiệm ương ở hai mật độ 200 và 300 con/m3 với hai loại thức ăn khác nhau, để so sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá. Thí nghiệm ương trên bể composite, gồm 12 bể mỗi bể có thể tích là 1 m3.
Nghiệm thức 1, 2: Dùng thức ăn ban đầu là Moina với hai mật độ 200 con/m3 và 300 con/m3.
Nghiệm thức 3, 4: Dùng thức ăn ban đầu là Artemia, Moina với mật độ 200 con/m3 và 300 con/m3.
c. Thí nghiệm 3: Xác định mật độ ương thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống cá bông lau 31 – 60 ngày tuổi.
Thí nghiệm ương cá ở các mật độ khác nhau 50, 100, 150, 200 con/m3, để xác định mật độ ương thích hợp cho sự tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống của cá trong điều kiện nhân tạo. Thức ăn dùng cho cá là một loại thức ăn viên với hàm lượng đạm 40%. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần gồm 12 bể composite, thể tích mỗi bể là 1 m3.
Các bể dùng cho cả 3 thí nghiệm ương được để trong nhà dùng nylon bao kín lại giữ cho nhiệt độ luôn ổn định và sục khí liên tục.
4. Chế độ chăm sóc quản lý
– Giai đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi được cho ăn theo nhu cầu 2 lần/ngày (vào lúc 8 – 9 giờ, 16 – 17 giờ hàng ngày). Riêng đối với Artemia cho ăn 2 – 3 giờ/lần.
– Bể ương cá được sục khí liên tục, định kỳ xiphông và thay nước vào lúc 6 giờ 45 đến 8 giờ.
Thay nước mỗi ngày, mỗi lần thay 30% lượng nước trong bể, cũng có thể xiphông và thay nước khi cần thiết. Thường xuyên theo dõi và ghi nhận các hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá để có chế độ chăm sóc thích hợp.
Các chỉ tiêu tăng trưởng: trong quá trình thí nghiệm, định kỳ 10 ngày cân đo một lần, mỗi lần thu mẫu 20 – 30 con để cân trọng lượng và đo chiều dài, kiểm tra sự tăng trưởng của cá. Sau 30 và 60 ngày ương, thu toàn bộ số cá trong bể để xác định tỷ lệ sống, tăng trưởng và mức độ phân đàn của cá.
Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá được tính theo các công thức sau:
– Tăng trọng (weight gain):
WG (mg) = Wc – Wđ
(Trong đó: Wđ – Khối lượng ban đầu; Wc – Khối lượng cuối)
– Tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily weight gain)
DWG (mg/ngày) = (Wc – Wđ)/t
(Trong đó: t – Thời gian thí nghiệm)
– Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) (Specific growth rate)
SGR (%/ngày) = 100 * [(ln Wc ) – (ln Wđ)]/t
– Tăng trưởng chiều dài (Length gain)
LG (mm) = Lc – Lđ
(Trong đó: Lđ – Chiều dài ban đầu; Lc – Chiều dài cuối)
– Tăng trưởng chiều dài ngày (Daily length gain)
DLG (mm/ngày) = (Lc – Lđ)/t
– Tỷ lệ sống (%) = (số cá còn sống/số cá thả nuôi) x 100
5. Xử lý số liệu
Số liệu tính trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh sự khác nhau giữa các nghiệm thức sử dụng phần mềm của Excel và SPSS.
6. Kết quả và thảo luận
a. Kết quả ương cá hương từ 1 đến 30 ngày tuổi của thí nghiệm 1
a.1. Kết quả về tỷ lệ sống
Sau khi cá nở, hệ thống tiêu hóa bắt đầu hoạt động. Lúc này cơ thể cá con trong và nhìn thấy ống tiêu hóa sơ khai dạng thẳng. Sự tiêu hóa noãn hoàng là do các men tiêu hóa trong cơ thể đảm nhiệm để cung cấp năng lượng cho các hoạt động và hình thành các cơ quan của cá.
Theo Phạm Văn Khánh 1996, sự tiêu hóa noãn hoàng của cá tra xảy ra nhanh nhất vào giờ thứ 15 – 25 sau khi nở. Ở cá bông lau, ngày thứ hai sau khi nở chiều dài hàm trên miệng của cá đạt 0,99 ± 0,16 mm, độ mở miệng của cá 0,88 ± 0,17 mm, nên ăn được 2 loại thức ăn động vật tươi sống là Moina có chiều ngang 0,2 ± 0,03 mm, dài 0,38 ± 0,03 mm. Artemia chiều ngang 0,19 ± 0,02 mm, dài 0,49 ± 0,05 mm.
Trong ương cá hương, khâu đầu tiên quan trọng nhất là thức ăn, làm thế nào để cá bột sau khi hết noãn hoàng có thể tìm được loài thức ăn thích hợp và vừa với kích cỡ miệng của chúng.
Theo nhận định của Nikolsky 1963 thì các loài cá ăn tạp có tỷ lệ chiều dài ruột (Li)/chiều dài thân (Lt) 1 – 3, như vậy, theo nghiên cứu của Phạm Thanh Liêm 2005, cá bông lau có tỷ lệ Li/Lt dao động 0,73 – 2,83; Từ đó, khẳng định cá bông lau nằm trong nhóm cá ăn tạp.
Hơn nữa, cũng dựa vào tập tính của các loài cá ăn tạp thiên về động vật cũng như quy trình ương của một số loài cá da trơn cá tra, basa, cá hú để áp dụng cho việc ương nuôi cá bông lau.
Theo Đỗ Minh Trí 2008, ương cá hú từ giai đoạn cá bột lên cá hương khi cho cá ăn 100% thức ăn tươi sống, hoặc kết hợp giữa thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp thì tỷ lệ sống của cá con tương đương nhau 93,3 – 98,7%, trong khi đó tỷ lệ sống của cá con chỉ dùng hoàn toàn thức ăn công nghiệp chỉ đạt 74,7%.
nên, khi ương cá bông lau ở giai đoạn đầu chúng tôi đều sử dụng phiêu sinh động vật làm thức ăn cho cá. Tuy nhiên, cũng có sự bố trí thí nghiệm với nhiều loại thức ăn tươi sống khác nhau để tìm ra loại thức ăn thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng của cá.
Tỷ lệ sống của cá hương 30 ngày tuổi cho thấy nghiệm thức 2 thấp nhất so với các nghiệm thức khác, nguyên nhân, do ở giai đoạn đầu kích thước Moina trưởng thành hơi lớn so với miệng cá, cá chỉ ăn được những con Moina nhỏ, cho nên bể cá ương trong giai đoạn này sử dụng hoàn toàn Moina có tỷ lệ sống thấp hơn những bể dùng Artemia đơn thuần hoặc Artemia kết hợp Moina, và khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức độ P
a.2. Tăng trưởng khối lượng của cá
Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá sau một tháng thí nghiệm với các loại thức ăn khác nhau được trình bày trong bảng 3.2.
Qua kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá chịu ảnh hưởng bởi loại và chất lượng thức ăn. Ở nghiệm thức 3 cho cá ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, có tăng trọng (WG) và tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) đạt cao nhất lần lượt là 735 mg và 16,8%/ngày.
Ở nghiệm thức 2 trong 10 ngày đầu chỉ cho ăn Moina và bột đậu nành, có tốc độ gia tăng khối lượng và tốc độ tăng trưởng thấp hơn các nghiệm thức khác. Tuy nhiên, các nghiệm thức 1, 2 và 3 có sự tăng trọng khối lượng khác nhau không có ý nghĩa ở mức độ P > 0,05.
a.3. Tăng trưởng chiều dài của cá
Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá sau một tháng thí nghiệm với các loại thức ăn khác nhau được trình bày trong bảng 3.3.
So sánh về sự tăng trưởng chiều dài ở nghiệm thức 1 lớn hơn các nghiệm thức khác. Nghiệm thức 1 ở giai đoạn 10 ngày đầu cá được cho ăn hoàn toàn là Artemia sự tăng trưởng về chiều dài, dài hơn nghiệm thức 3 nhưng không đáng kể và có chiều dài lần lượt là 38,7 ± 0,86 mm/con và 38,4 ± 1,78 mm/con, cũng giống như tăng trưởng khối lượng ở đây các nghiệm thức có sự tăng trưởng chiều dài khác nhau nhưng không có ý nghĩa ở mức độ P > 0,05.
b. Kết quả ương cá bông lau từ 1 đến 30 ngày tuổi ở mật độ 200, 300 con/m3 với các loại thức ăn tươi sống khác nhau của thí nghiệm 2
Hai nghiệm thức 3 và 4 đạt tỷ lệ sống cao hơn nghiệm thức 1 và 2 và khác nhau có ý nghĩa ở mức độ P 0,05). Như vậy ương cá bông lau trong giai đoạn từ một đến 30 ngày tuổi bằng thức ăn Moina kết hợp với Artemia ở mật độ 200 hoặc 300 con/m3 đều cho tỷ lệ sống cao là 60,7 và 51,1%.
Trong khi đó ương cá bông lau ở giai đoạn đầu cho ăn hoàn toàn Moina với mật độ 200 và 300 con/m3 đạt tỷ lệ sống thấp lần lượt là 40,8 và 35,4%. Ấu trùng Artemia mới nở có kích thước rất nhỏ vừa với cỡ miệng của cá, cho nên dù ương ở mật độ 200 hoặc 300 con/m3 đều cho tỷ lệ sống cao.
Theo Phạm Văn Khánh 1996 ương cá tra từ giai đoạn cá bột lên cá hương đạt tỷ lệ sống 50%, còn theo Đỗ Minh Trí 2008 ương cá hú từ giai đoạn cá bột lên cá hương đạt tỷ lệ sống dao động 74,7 – 98,7% cao hơn tỷ lệ sống của cá bông lau dao động 35,4 – 60,7%.
Ở cả hai thí nghiệm cho thấy, đối với cá bông lau ương ở giai đoạn đầu nếu sử dụng Moina đơn thuần đều cho tỷ lệ sống không cao so với Moina kết hợp với Artemia.
Điều đó cũng phù hợp với thí nghiệm của Lê Thanh Hùng 2002 thí nghiệm trên cá basa (Pangasius bocourti) trong 20 ngày đầu, nếu cho ăn Moina sp kết hợp với Artemia cho tỷ lệ sống rất cao dao động 91 – 93%, trong khi chỉ sử dụng Moina sp đơn thuần thì cho tỷ lệ sống thấp hơn đạt 67%.
Một thí nghiệm khác của Lê Thanh Hùng 1999 ương cá basa trong 9 ngày đầu cho ăn Artemia nauplii và trùn chỉ (Tubifex worms) tỷ lệ sống đạt rất cao 92 – 93% (tăng trưởng đặc biệt 36 – 57%/ngày), hoặc cho ăn Moina thì tỷ lệ sống đạt 94% (nhưng sự tăng trưởng đặc biệt chậm chỉ đạt 31%/ngày), trong khi đó ở lô thí nghiệm cho ăn thức ăn ban đầu là thịt cá hồi và thức ăn viên khô thì tỷ lệ sống đạt thấp hơn nhiều, chỉ có 68% (tăng trưởng đặc biệt chậm chỉ đạt 21%).
Điều đó cho phép khẳng định ương cá trong giai đoạn đầu sử dụng thức ăn tươi sống sẽ cho kết quả về tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn viên công nghiệp.
b.1. Kết quả về tăng trưởng khối lượng
Tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá chịu ảnh hưởng nhiều bởi mật độ ương và tỷ lệ sống của cá, kế đến là thức ăn trong các nghiệm thức ở cùng mật độ nếu cho ăn Moina kết hợp với Artemia thì cá sẽ tăng trưởng nhanh hơn với điều kiện mật độ phải thích hợp, vì ở kết quả trên cho thấy nghiệm thức 4 cũng cho ăn Moina kết hợp với Artemia nhưng ương với mật độ cao 300 con/m3 thì cho kết quả cá tăng trưởng chậm nhất.
Nghiệm thức 3 cá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, khác với nghiệm thức 2 và 4 có ý nghĩa ở mức độ P 0,05. Nghiệm thức 2 và 1 khác nhau không có ý nghĩa ở mức độ P > 0,05.
Tương tự nghiệm thức 1 và 4 khác nhau không có ý nghĩa ở mức độ P > 0,05. Nhìn chung nói về tốc độ tăng trưởng khối lượng nhanh nhất là ở nghiệm thức 3 và 1, điều này hoàn toàn đúng với thực tế vì hai nghiệm thức này đều ương ở mật độ thấp 200 con/m3.
b.2. Kết quả về tăng trưởng chiều dài
Kết quả tăng trưởng chiều dài ở nghiệm thức 3 nhanh nhất so với các nghiệm thức còn lại và khác nhau có ý nghĩa ở mức độ P
Nghiệm thức 1, cá tăng trưởng chiều dài tương đối nhanh và cũng khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 2, 3 và 4 ở mức độ P 0,05.
Tốc độ tăng trưởng chiều dài ảnh hưởng nhiều bởi mật độ ương, ở nghiệm thức 1 và 3 ương với mật độ thấp 200 con/m3 nên tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hai nghiệm thức còn lại đó là điều hiển nhiên.
c. Kết quả ương cá giống từ 31 đến 60 ngày tuổi của thí nghiệm 3
c.1.Tỷ lệ sống
Qua kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, cá bông lau ương ở mật độ 150 con/m3 (nghiệm thức 3) có tỷ lệ sống rất thấp chỉ đạt trung bình 10,9%, kế đến là mật độ 200 con/m3 (nghiệm thức 4) chỉ đạt trung bình 43,2%.
Nghiệm thức 4, nuôi ở mật độ dày hơn nghiệm thức 3 nhưng ngược lại nghiệm thức 4 đạt tỷ lệ sống cao hơn; Nguyên nhân, trong thời gian cá bị bệnh chết hàng loạt diễn ra rất nhanh, điều kiện xử lý hạn chế nên chúng tôi đã ưu tiên chuyển cá qua bể nước mới ở nghiệm thức 4 trước, do đó lượng cá được cứu sống nhiều hơn nghiệm thức 3.
Trong thời gian ương cá được 40 – 50 ngày, thì bị bệnh chết hàng loạt chủ yếu là bị trùng bánh xe ký sinh trên mang, da của cá, cả hai mật độ trên là dày không phù hợp cho việc ương cá bông lau. Trong khi đó ương ở mật độ 50 – 100 con/m3, đạt tỷ lệ rất cao lên đến 98%. Cao hơn nghiệm thức 3 và 4; và khác nhau có ý nghĩa ở mức độ P
c.2. Tăng trưởng khối lượng của cá
Qua kết quả ở bảng 3.8 cho thấy, cá ở nghiệm thức 1 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đây là nghiệm thức ương với mật độ thấp nhất so với các nghiệm thức khác chỉ có 50 con/m3.
Dựa vào giá trị WG và DGR ở nghiệm thức 1 đạt lần lượt là 3.363,33 mg và 5,83 (%/ngày), ở nghiệm thức 4 cá tăng trưởng nhanh hơn thí nghiệm 2 mặc dù lúc ban đầu bố trí thí nghiệm mật độ cao gấp đôi nghiệm thức 2, nhưng do cá chết nhiều ở giai đoạn 40 – 50 ngày.
Còn thí nghiệm 3 cá tăng trưởng chậm là do cũng ở giai đoạn 40 – 50 ngày cá bệnh và chết hàng loạt, lúc này mật độ quá thấp nên cá rất nhát, bắt mồi yếu ớt nên chậm lớn.
c.3. Tăng trưởng chiều dài của cá
Sự tăng trưởng chiều dài so sánh sự khác biết giữa các nghiệm thức cũng tương tự, dựa vào số liệu LG và DLG của nghiệm thức 1 lần lượt là 32,00 mm và 1,07 mm/ngày cao hơn so với các nghiệm thức khác và khác nhau có ý nghĩa ở mức độ 95% (P
7. Kết luận và đề xuất
a. Kết luận
– Ương cá hương từ 1 đến 30 ngày tuổi ở mật độ 300 con/m3 với thức ăn ban đầu là Artemia hoặc Artemia kết hợp với Moina là thích hợp.
– Ương cá giống từ 31 đến 60 ngày tuổi bằng thức ăn viên với hàm lượng đạm từ 40% ở mật độ 50 – 100 con/m3 là thích hợp, đạt tỷ lệ sống rất cao trung bình là 98%.
b. Đề xuất
Các kết quả đạt được còn mang tính chất thí nghiệm ương trên bể đặt trong nhà, do đó cần phải tiếp tục thử nghiệm ương cá bông lau ngoài điều kiện thực tế (ương trên bể ở ngoài trời hoặc ương dưới ao đất), để từ đó có thể đưa vào thực tế sản xuất tạo ra nhiều con giống cung cấp cho người nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Minh Trí 2008. Thử nghiệm sản xuất giống cá hú (Pangasius conchophilus). Luận văn Tốt nghiệp Cao học, Ngành Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, 94 trang.
2. Leng Bun Long, 2005. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá bông lau (Pangasius krempfi). Luận văn Tốt nghiệp Cao học, Ngành Nuôi trồng Thủy sản. Trương Đại học Cần Thơ, 69 trang.
3. Le Thanh Hung, 1999. Larval rearing of the Mekong Catfish Pangasius bocourti (Pangasiidae, Siluroidei): Substitution of Artemia nauplii with live and Artificial feed. Aquat. Living Resour 12 (3) (1999) 229 – 232.
4. Le Thanh Hung, 2002. Larval rearing of the Asian Catfish, Pangasius bocourti: alternative feeds and wearing time. Aquaculture 212 (2002) 115 – 127
5. Nikolsky. G. V. (1963). Ecology of fishes. Academic press. London. Pp.352.
6. Nguyễn Thanh Tùng và Trần Quốc Bảo, 2005. Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Kông, 119 trang.
7. Phạm Văn Khánh, 1996. Sinh sản nhân tạo cá tra ở ĐBSCL. Luận án Phó tiến sỹ Nông nghiệp. Trường Đại Học Thủy sản Nha Trang, 168 trang.
8. Phạm thanh Liêm, 2005. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng thuần dưỡng cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao nuôi, 35 trang.
9. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL- 360 trang.
Tags: thuy san, nuoi trong thuy san, ca, nuoi ca, ca bong lau, klinh nghiem nuoi ca