Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Nguyên nhân lợn bị sảy thai

1. Thiệt hại của sự cố sảy thai trên trại nái

Thất bại tự nhiên của thai kỳ do nhiều nguyên nhân có thể xảy ra trên tất cả các loài vật. Trong đàn heo khỏe mạnh bình thường, sảy thai thường ít hơn 1%.

Thiệt hại do sảy thai có thể được tính toán khá dễ dàng, chủ yếu là các chi phí cho lợn nái ăn trong khoảng thời gian mang thai và sự mất mát của số heo con/năm/nái.

Ví dụ, với chi phí thức ăn chăn nuôi 5 triệu đồng/tấn, mỗi lợn nái đẻ 2.5 lứa/năm thì thức ăn để nái sản xuất một lứa là 2 triệu đồng.

Bên cạnh đó, giả sử trung bình mỗi lứa đẻ nái cho 10 lợn con cai sữa giá trung bình 500 ngàn/con thì thiệt hại trên heo con/lứa là 5 triệu đồng.

Như vậy, tổng thiệt hại của một lần sảy thai khoảng 7 triệu đồng nếu sự cố sảy thai xảy ra ở cuối kỳ mang thai.

2. Nguyên nhân và cách khắc phục hoặc hạn chế thiệt hại

Điều quan trọng để xác định nguyên nhân gây sảy thai là nghiên cứu tiền sử về bệnh và năng suất của đàn cũng như nghiên cứu môi trường chuồng trại.

Ví dụ, tìm xem có một hiệu ứng sảy thai theo mùa vụ hoặc theo khu vực cụ thể nào trong trại, hoặc trong vùng địa lý cụ thể nào?

Hay do cách quản lý, người quản lý cụ thể nào? Bạn cũng nên lưu ý tình trạng lâm sàng của heo nái tại thời điểm sảy thai. Bạn nên kiểm tra các bào thai bị sảy.

Chúng có tươi không hay có bất kỳ dấu hiệu phân hủy nào hay bị hóa gỗ?

Đặc biệt, nếu những quan sát này được ghi nhận trong suốt một khoảng thời gian dài, có thể giúp bác sĩ thú y của bạn chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đề ra được biện pháp khắc phục hiệu quả.

Có ba phần để điều tra phải được thực hiện.

Đầu tiên, thu thập thông tin về cá nhân lợn nái, sau đó đánh giá các bằng chứng lâm sàng và các thủ tục cho ăn trong đàn, và cuối cùng là yêu cầu khám nghiệm tử thi kết hợp xét nghiệm huyết thanh học.

Mục tiêu là để xác định khâu nào là nguyên nhân của sự thất bại, trong đó, quan sát lâm sàng có lẽ là quan trọng nhất.

Cần có hồ sơ cho mỗi nái và tổng đàn nái để có thể đánh giá đúng đắn và chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của sự cố sảy thai trong từng trường hợp cụ thể. Hồ sơ nái cần ghi chép những thông tin sau:

– Dòng giống

– Tuổi và trọng lượng lên giống lần đầu

– Tiền sử bệnh hoặc chấn thương nếu có

– Lứa đẻ của nái

– Ngày, tháng, giao phối, đẻ và cai sữa

– Số lần phối trong mỗi đợt lên giống

– Chất lượng mỗi lần đẻ (đánh giá theo 3 cấp: 1, 2 hoặc 3 tương ứng với tốt, trung bình hay kém).

– Cách phối: trực tiếp hay AI

– Thời gian cho con bú

– Heo sơ sinh hóa gỗ và kích thước của chúng.

– Số con sinh ra còn sống/chết.

– Số ngày từ cai sữa đến lên giống lại

– Số lượng lợn nái

– Cơ cấu đàn nái (% nái ở các tuổi lứa đẻ)

Bên cạnh hồ sơ đầy đủ như trên, mỗi nái cần có bảng theo dõi tại chuồng phối và chuồng đẻ.

Ví dụ về các chỉ tiêu cần cập nhật cho mỗi nái được trình bày trong Bảng 1.

Đặc biệt cột “Kết quả / Lịch sử / Bình luận” là nơi mà người quản lý có thể truy vấn để tìm hiểu vấn đề khi có chuyện xảy ra.

Ví dụ, vấn đề tỷ lệ đẻ có thể không trực tiếp nhưng heo bị què quặt thì có liên quan trực tiếp đến việc sảy thai.

Lợn đực què, lợn nái què có thể liên quan đến việc giảm tỷ lệ đẻ và nếu thông tin này không được thu thập, cốt lõi của vấn đề có thể đã bị bỏ qua.