Với mật độ nuôi tăng nhanh, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, tạo điều kiện cho các mầm bệnh – trong đó có ký sinh trùng phát triển mạnh và phát tán nhanh, làm cho tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát.
Trong đó nổi bật nhất là hội chứng phân trắng, xuất hiện ở nhiều vùng nuôi tôm của cả nước, tuy không xảy ra thành dịch lớn, nhưng việc phòng và điều trị bệnh chưa hiệu quả, bệnh hay tái phát.
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh phân trắng đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm qua. Cho đến nay bệnh được xác định là Hội chứng phân trắng (White Feces Syndrom-WFS) do nhiều tác nhân gây bệnh tác động cộng hợp tạo thành
– Bệnh phân trắng trước đây đã được xác định do: Ký sinh trùng Gregarine kết hợp với Vibrio.
– Bệnh phân trắng hiện nay được nghi ngờ do nhóm vi khuẩn Vibrio: Vibrio vulnificus (80%), Vibrio fluvialis (44%), Vibrio parahaemolyticus (28%), Vibrio alginolyticus (20%), Vibrio damseles (18%), Vibrio minicus (8%) và Vibrio cholera (6%). (Nguồn: Dr.Charlor Limsuwan).
– Ngoài ra bệnh còn được xác định do: Tảo lam, tảo giáp phát triển quá mức, sử dụng thức ăn chất lượng kém, thức ăn bị nhiễm nấm mốc.
Các tác nhân gây bệnh trên kết hợp nhiệt độ nước cao, thả nuôi mật độ dày….gây ra bệnh phân trắng
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH
2.1 Dấu Hiệu
Dấu hiệu nổi bật của bệnh là xuất hiện nhiều dãy phân trắng màu trắng đến hơi vàng trong nhá ăn hoặc nổi trên mặt nước ở cuối góc ao và xuôi theo hướng gió.
Tôm trong các ao này có ruột rỗng và đứt quãng, có các điểm tổn thương ở ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập gây hoại tử thành ruột, ruột trước sưng, chất chứa trong ruột có màu trắng đến vàng nâu, tôm giảm ăn.
Sau giai đoạn thải phân trắng gan tôm teo lại, ốp vỏ, bơi lờ đờ, tấp bờ.
Hình ảnh: Các dãy phân trắng xuất hiện trong nhá ăn
2.2 Điều kiện phát sinh và tác hại của bệnh
Bệnh xảy ra rất phổ biến trên tôm chân trắng
Bệnh xảy ra trên tôm sau thả nuôi 1,5 – 2 tháng
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nặng nề hơn vào mùa nóng
Tỷ lệ sống giảm đến 20 – 30 %
Tôm tăng trưởng chậm chỉ đạt 0,1 g/ngày
FCR tăng 1,7 – 2,5
Sơ đồ: Tác hại của bệnh phân trắng
2.3 Chẩn Đoán Bệnh
Có thể phát hiện bệnh khi thấy xuất hiện của các dây phân trắng trên ao,
Chẩn đoán bệnh dựa vào kiểm tra tiêu bản mẫu phân tươi phát hiện thể vemiform hoặc dùng phương pháp mô bệnh học.
III. PHÒNG BỆNH
3.1 Phòng Bệnh Bằng Quản Lý Cho Ăn
– Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, các thương hiệu có uy tín
– Bảo quản thức ăn tốt, tránh nấm mốc, côn trùng,….
– Tránh dư thừa thức ăn
– Cho ăn đúng cỡ thức ăn
– Khi thấy màu nước ao bắt đầu chuyển xanh đậm hơn phải giảm thức ăn, cho ăn từ 10 – 20%.
Phòng bệnh bằng bổ sung men vi sinh đường ruộtdùng sản phẩm BIO AV, BIOTICBEST, LACTOZYM hoặc VISIDO và men tiêu hóa BIOZYM-S vào thức ăn cho tôm.
Phòng bệnh bằng bổ sung acid hữu cơ đặc biệt SENCID: tác động hiệp lực giữa acid hữu cơ và tinh dầu vào thức ăn có tác dụng làm giảm pH dạ dày ruột giúp
– Tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn
– Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối, vi khuẩn họ đường ruột, Vibrio sp
3.2 Phòng Bệnh Bằng Bổ Sung Dinh Dưỡng, Tăng Cường Sức Đề Kháng, Tăng Hệ Miễn Dịch
– Hepavirol Plus for Shrimp: bổ gan, tăng cường sức khỏe gan tụy
– MUNOMAN: cung cấp beta-glucan tăng hệ miễn dịch, kết dính và đào thải vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột
– CALCIPHORUS, C MIX 25%, VILEC 405 FS For Shrimp hoặc SAN ANTI SHOCK: cung cấp khoáng, vitamin tổng hợp.
3.3 Phòng Bệnh Bằng Quản Lý Chất Lượng Nước
– Diệt khuẩn định kỳ: GUARSA hoặc WUNMID
– Xử lý vi sinh định kỳ AQUA BIO BZT hoặc BACPOWER phân hủy chất hữu cơ tích tụ đáy ao.
– Bảo đảm oxy hòa tan > 4,5 ppm: Tăng cường thời gian quạt nước.
– Hằng ngày quan sát tôm phát hiện phân trắng trong ao.
IV. TRỊ BỆNH
Khi thấy bắt đầu có phân trắng trong ao phải tiến hành xác định nguyên nhân và định hướng xử lý ngay.
– Giảm lượng thức ăn cho ăn 30 – 50 %.
– Tăng thời gian quạt nước gấp hai lần so với bình thường.
– Sau đó tùy nguyên nhân mà có hướng điều trị thích hợp.
4.1 Trị Bệnh Phân Trắng Do Gregarine, Vi Khuẩn
Trường hợp bệnh nhẹ
* Xử lý nước bằng diệt khuẩn, xử lý vi sinh
– Sát khuẩn nước bằng sản phẩm Iodine SANDIN 267 hay DOHA, cấy lại vi sinh sau 24 tiếng
– Hoặc sát khuẩn nước bằng WUNMID hay GUARSA và cấy lại vi sinh sau 48 tiếng
* Kết hợp bổ sung acid hữu cơ SENCID,vi sinh có lợi đường ruột BIO AV, BIOTICBEST , LACTOZYM hoặc VISIDO
Trường hợp bệnh nặng
* Xử lý nước bằng diệt khuẩn, xử lý vi sinh
– Sát khuẩn nước bằng sản phẩm Iodine SANDIN 267 hoặc DOHA, cấy lại vi sinh sau 24 tiếng
– Hoặc sát khuẩn nước bằng WUNMID hoặc GUARSA và cấy lại vi sinh sau 48 tiếng
* Kết hợp trộnkháng sinh vàothức ăn: RADOS, OVER EMS, TRASOL LA, ANTI-S Liquid, TRIMDOX (bột, nước) hoặc HILORO vào cử ăn mạnh nhất trong ngày, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
Trộn cho ăn vi sinh có lợi đường ruột: Sử dụng BIO AV, BIOTICBEST, LACTOZYM hoặc VISIDO.
4.2 Trị Bệnh Phân Trắng Do Tảo
Kết hợp diệt tảo trong ao và tăng cường sức khỏe đường ruột cho tôm
Diệt tảo lam
* Xử lý tảo lam bằng hóa chất
– Ngày thứ 1: Dùng ALGAE RV kết hợp với vôi nóng để diệt tảo
Sau đó sử dụng ZEOLITE hoặc TOXINPOND+ keo tụ chất vẩn, nhớt nước, xác tảo.
– Ngày thứ 2: Dùng AQUA BIO BZT hoặc BACPOWER phân hủy xác tảo.
* Xử lý tảo lam bằng vi sinh
Sử dụng AQUA BIO BZT hoặc BACPOWER kết hợp dùng vôi nóng. Sử dụng lại lần 2 sau 2 ngày đến khi hết tảo lam.
Diệt tảo giáp
* Ao có thể thay nước
– Diệt tảo trong ao lắng bằng GUARSA hoặc BKC++8000
– Thay nước đã xử lý vào ao nuôi đến nước sạch trở lại và độ mặn hạ xuống 10 – 15‰.
– Sử dụng AQUA BIO BZT hoặc BACPOWER cung cấp vi sinh có lợi cạnh tranh thức ăn của tảo làm giảm mật độ tảo.
* Ao không thay nước được
– Ngày thứ 1: Dùng ALGAE RV kết hợp với vôi nóng để diệt tảo.
– Sau đó sử dụng ZEOLITE hoặc TOXINPOND+ keo tụ chất vẩn, nhớt nước, xác tảo.
– Ngày thứ 2: Dùng AQUA BIO BZT hoặc BACPOWER phân hủy xác tảo.
– Tăng cường sức khỏe đường ruột.
– Bổ sung men vi sinh đường ruột BIO AV, BIOTICBEST, LACTOZYM hoặc VISIDOvào thức ăn.
4.3 Trị Bệnh Phân Trắng Do Thức Ăn Chất Lượng Kém, Nấm Mốc
– Kiểm tra lại chất lượng thức ăn.
– Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt nhưng giảm lượng ăn.
– Tăng cường sức khỏe đường ruột bằng BIO AV, BIOTICBEST, LACTOZYM, hoặc VISIDO và BIOZYM-S.
– Bổ sung acid hữu cơ SENCID để ngăn chặn nấm mốc.
* LƯU Ý: Sau khi thấy hết phân trắng
– Cho ăn Hepavirol Plus hoặc SANSORIN+B12 giúp đào thải kháng sinh và cải thiện chức năng gan cho tôm.
– Bổ sung khoáng chất, vitamin,… bằng CALCIPHORUS, C MIX 25%, VILEC 405 FS For Shrimp, BIOTICBEST tăng cường sức khỏe, giúp tôm hồi phục nhanh.
– Định kỳ bổ sung BIO AV, BIOTICBEST, LACTOZYM hoặc VISIDO vào thức ăn để duy trì vi sinh có lợi đường ruột cho tôm.
Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, benh phan trang tren tom