105. Một số mô hình sản xuất nấm có hiệu quả và bài học kinh nghỉệm
a. Mô hình sản xuất nấm quy mô hộ gia đình
Cách đây 10 năm anh Quang đạp xe xích lô, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê đủ mọi việc trong làng, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn, chính quyền địa phương phải thường xuyên hỗ trợ tiền, gạo cứu đói, v.v… Qua xem truyền hình, nghe đài, đọc báo Nông nghiệp Việt Nam, anh tìm đến Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp (Đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội) theo học 1 khóa học kỹ thuật nuôi trồng nấm thời gian 15 ngày, sau đó về nhà làm thử 500 kg rơm trồng nấm Sò. Khi kết thúc đợt thu hoạch, tiền bán nấm thu được hơn 3 triệu (thời giá năm 2002) đó là kết quả bất ngờ, từ đó anh quyết định tăng dần số lượng nguyên liệu sản xuất và tiếp tục học hỏi kinh nghiệm, đầu tư cơ sở vật chất nuôi trồng thêm các loại nấm: Linh chi, Mộc nhĩ, nấm Mỡ, nấm Rơm,v.v… Đến năm 2007, anh mạnh dạn xây dựng đề án trồng nấm, đề xuất với UBND xã Khánh An và huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình xin chuyển đổi đất cấy lúa của gia đình để làm trang trại chuyên trồng nấm. Anh vay tiền ngân hàng, người thân, bạn bè đầu tư xây dựng 1000m2 nhà xưởng, lò khử trùng, mua sắm dụng cụ, nguyên liệu mở rộng quy mô sản xuất Mộc nhĩ, nấm Sò tăng gấp 10 lần so với những năm đầu mới bước vào nghề. Hiện nay, gia đình anh thuê thường xuyên 5 – 7 lao động thời vụ, trả lương khoán sản phẩm với mức tnrng binh 3.000.000đ/người/tháng.
Mỗi năm gia đình anh sản xuất được trung bình 25- 30 tấn nấm tươi, tổng doanh thu từ nấm khoảng 500 – 600 triệu đồng, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho 5- 7 lao động chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, đã xây được nhà, mua sắm tiện nghi sinh hoạt cho gia đình trị giá hàng tỷ đồng. Dự kiên trong tương lai gần, anh Quang sẽ thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh nấm.
b, Mô hình sản xuất nấm Hợp tác xã
– Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Ngoài chức năng, nhiệm vụ giống các hợp tác xã Nông nghiệp khác đó là: dịch vụ làm đất, tưới tiêu, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, giống cây trồng, v.v…. đến năm 2007 hợp tác xã đã tiếp cận với nghề trồng nấm và mở thêm loại hình dịch vụ về sản xuất nấm. Ban quản trị Hợp tác xã đảm nhiệm một số khâu quan trọng như: làm đầu mối để lo khâu hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng giống nấm, vật tư, bao tiêu sản phẩm, đồng thời làm cả công tác tín dụng (cho vay vốn để đầu tư làm nhà xưởng, mua sắm dụng cụ, nguyên liệu sản xuất nấm) giúp các hộ xã viên trong HTX. Tổng số có trên 30 hộ gia đình trong toàn xã coi việc trồng nấm là một nghề, sử dụng khoảng 700 – 800 tấn rơm rạ trồng nấm Mỡ, Sò, Rơm; tạo ra sản lượng nấm tươi các loại đạt 200 – 250 tấn, giá trị 5 tỷ đồng/năm nguồn thu từ nấm đối với nhiều hộ gia đình gấp hàng chục lần so với các loại cây con khác trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài việc lo dịch vụ sản xuất nấm trong xã, ban quản lý HTX Nông nghiệp Quang Phục còn được ƯBND huyện Tiên Lãng (trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện) giao nhiệm vụ giúp huyện làm đầu mối cung ứng giống nấm, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho các xã khác trên địa bàn huyện, góp phần tạo ra sự phát triển sản xuất nấm bền vững đối với hàng trăm hộ gia đình trong huyện.
c. Mô hình Công ty (doanh nghiệp) chuyên sản xuất nấm
Tên đơn vị này là: Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS). Địa chỉ: Đương Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, TP. Hà Nội (Đôi diện cổng Bộ Công an mới). Trung tâm hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước vừa nghiên cứu, vừa sản xuất, kinh doanh, có 2 trụ sở: trụ sở 1 như trên; trụ sở 2 ở xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội 30km.
Có thể nói Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật là một đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các loại nấm ăn, nấm dược liệu hiện nay ở Việt Nam. Hầu hết các cán bộ, nhân viên kỹ thuật đang sản xuất nấm ở các địa phương và hàng vạn bà con nông dân đều do Trung tâm đào tạo.
Trung tâm chuyên cung ứng giống nấm, vật tư, máy móc thiết bị, dụng cụ chuyên dùng phục vụ việc sản xuất nấm. Đồng thời trực tiếp và phối hợp với các cơ sở chế biến lo bao tiêu sản phẩm nấm ở dạng: tươi, muối, sấy khô, đóng hộp cho các đơn vị nuôi trồng nấm. Trung tâm tích cực đây mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đã chọn tạo và đưa ra sản xuất đại trà 20 chủng loại nấm ăn và nấm dược liệu các loại, trong đó nhiều giống nấm đã được công nhận là giống chính thức và sản xuất thử trên diện rộng. Trung tâm là địa chỉ đáng tin cậy, là đơn vị đi đầu giúp cho các hộ gia đình, tập thể, doanh nghiệp, chính quyền các cấp tổ chức sản xuất nấm bền vững.
Để đạt được kết quả nêu trên, mỗi cán bộ công nhân viên của Trung tâm luôn xác định “Chữ tín” trong các hoạt động về nấm. Đảm bảo cung ứng nguồn giống nấm kịp thời và có chất lượng, chuyển giao các công nghệ sản xuất nấm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho người sản xuất, làm tốt việc tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh công tác thông tin – tuyên truyền trên mọi phương tiện đặc biệt là tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nấm Việt Nam phát triển