1. Cá mú Epinephelus aeneus (Geoffroy Saint –Hilaire, 1817)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường:White grouper(cá mú trắng).
– Chiều dài tối đa: 120 (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa 25 kg.
– Môi trường: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn; phạm vi độ sâu: 20 – 200 m.
– Khí hậu: Cận nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Phía đông Đại Tây Dương: dọc theo bờ tây châu Phi đến miền Nam Angola, bao gồm phía nam Địa Trung Hải
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 14- 16; gai hậu môn: 3;vây tia hậu môn: 7 – 9.
– Sinh học tổng quát: Người ta tìm thấy nhưng con trưởng thành ở chỗ đá ngầm hoặc đáy bùn và cát. Họ bắt cá con ở những phá thuộc miền duyên hải và cửa sông. Ở những vùng nước tây Phi, loài này có khẩu phần ăn gồm: cá (58%), stomatopods (21%), cua (10%), động vật chân đầu (10%). Chúng là loài có cơ quan sinh dục đực lẫn cái.
Người ta sử dụng loài này để làm thực phẩm tươi hoặc hun khói. Đặt biệt ở tây Phi, loài này được dân bản địa ưa chuộng.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại
2. Cá mú Epinephelus amblycephalus (Bleeker, 1857)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Banded grouper.
– Chiều dài tối đa: 50 cm (con đực /vô tính ).
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước mặn; phạm vi độ sâu: 80 – 130 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại thứ yếu.
– Phân bố: Miền Tây Thái Bình Dương: từ biển Andaman đến Miền Nam Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, New Guinea, Biển Arafura, vùng Tây Bắc Australia và Fiji.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; có vây tia: 15-16; vây tia hậu môn: 8.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
3. Cá mú Epinephelus aeneus (Temminck & Schlegel, 1842)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường:Yellow grouper(cá mú vàng).
– Chiều dài tối đa: 60 cm (con đực /vô tính ).
– Môi trường: Nơi có đá ngầm; nước mặn; phạm vi độ sâu: 10 – 50 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố:Tây Bắc Thái Bình Dương: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam và những hòn đảo ở South China Sea.
– Sinh học tổng quát: Loài này thường xuất hiện những vùng có nhiểu đá và cát bùn. Cá con thường sống trong khu vực nước sâu có dòng chảy. Nếu nuôi nhốt, loài này sẽ gây hấn, cắn những loài khác, đặt biệt những con cùng loài với chúng. Loài này là động vật lưỡng tính. Người ta có thể thụ yinh nhân tạo trứng của loài cá này chậm nhất là 15 ngày, trứng sẽ nở thành ấu trùng.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
4. Cá mú Epinephelus bleekri (Vaillant, 1878)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Duskytail grouper(cá mú đuôi sậm).
– Chiều dài tối đa: 76 cm (con đực /vô tính ).
– Môi trường: Ở đáy; nước mặn; phạm vi độ sâu: 30 – 104 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: IndoWest: Từ vịnh Ba Tư đến Đài Loan, Indonesia, và bờ biển phía bắc Australia. Người ta thấy loài này ở Nhật Bản song có thể chúng cũng sống ở đó. Ngoài ra, người ta cũng không thấy loài cá mú này bất kỳ hòn đảo nào ở Micronesia hay Polynesi.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 16 18; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8 – 9.
– Sinh học tổng quát: Người ta tìm thấy loài này ở những bãi đá ngầm cạn, nhưng không thấy dãi đá san hô ngầm. Người ta thường dùng lưới rà 30 -40 để bẳt loài cá này hoặc dùng tay bắt ở những bãi đá ngầm.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
5. Cá mú Epinephelus bontoides (Bleeker, 1855)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Palemargin grouper.
– Chiều dài tối đa: 30 cm (con đực /vô tính ).
– Môi trường: Nơi có đá ngầm; nước mặn; phạm vi độ sâu: 0 – 30 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Phân bố: Tây Thái Bình Dương: Indonesia, Philippines, Đài Loan, quần đảo Solomon và New Britain.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 16- 17; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Loài này sống ở đáy nước có nhiều sỏi, đá hoặc bùn. Đây một trong những loài cá mú hiếm thấy nhất Ấn Độ – Thái Bình Dương. Hiện nay chưa có tài liệu nào cho biết sinh học của loài cá này
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
6. Cá mú Epinephelus bruneus (Bloch, 1793)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Longtooth grouper(cá mú răng dài).
– Chiều dài tối đa: 128 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 33 kg.
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước mặn; phạm vi độ sâu: 20 – 200 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Vùng Tây bắc Thái Bình Dương: Hàn Quốc, Nhật Bản (từ miền bắc đến dảo Hegura-jima), Trung Quốc (từ miền Nam đến Hồng Kông và đảo Hainan) và Đài Loan.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 13- 15; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Loài này sống những nơi bãi đá ngầm, người ta còn thấy chúng trong những đáy nước nhiều bùn. Cá con sống ở nơi nước cạn. Ở Nhật Bản, người ta nuôi loài cá mú này nhằm mục đích thương mại.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại
7. Cá mú Epinephelus chlorostigma (Velenciennes, 1828)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percofromes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Brownspotted grouper(cá mú đốm nâu).
– Chiều dài tối đa: 75 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 7 kg; tuổi thọ tối đa: 29 năm.
– Môi trường: Nơi có đá ngầm; không di trú; nước mặn; phạm vi độ sâu: 4 – 300 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Ấn Độ – Thái Bình Dương: Từ biển Đỏ đến Natal, Nam Phi từ phía Đông đến phía Tây Thái Bình Dương, từ miền bắc đến miền nam Nhật Bản và New Caledonia. Theo ghi chép, vịnh Ba Tư, loài cá này giống loài cá mú Epinephelus polylepis. Người ta chưa xác minh loài này ở Comoros, thềm lục địa giữa Oman và Campuchia, Đài Loan, Philippines, Indonesia và Australia.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 16- 18; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8. Loài này có màu hơi trắng với những đốm nâu sậm nhỏ trên đầu, thân và vây, ngoại trừ vùng dưới đầu, ngực và phần dưới bụng. Người ta thấy chúng có khoảng 3-4 vòng rất lớn(có màu tạm thời) quanh những đốm màu sậm trên những đốm nhỏ. Chúng có khoảng 96-125 vảy xếp thành những dãy dọc. Ruột tị môn vị: 26-52.
– Sinh học tổng quát: Loài này có môi trường sống đa dạng: ở những đệm cỏ dưới biển và dãy đá ngầm; ở cả miền Nam Trung Quốc và cả những nơi có đáy bùn. Chúng ăn cá nhỏ loài giáp xác (chủ yếu là stomatopods và cua). Khi có chiều dài khoảng 35-40, con cái chuyển giới tính thành con đực, song không phải tất cả con cái đều chuyển giới tính. Cá mú E. chlorostigma có liên quan mật thiết và rất giống với loài cá mú E. polylepis và loài E. gabriellae, hai loài này dường như thay thế chúng ở vùng Tây Bắc Ấn Độ Dương.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
8. Cá mú Epinephelus coioides (Hamilton , 1822)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.- Tên thông thường: Orange-spotted grouper(cá mú đốm cam).
– Chiều dài tối đa: 120 cm (con đực /vô tính );cân nặng tối đa: 15 kg; tuổi thọ tối đa: 22 năm.
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước lợ và nước mặn; phạm vi độ sâu: 100 m.
– Khí hậu: Cận nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Ấn Độ – Thái Bình Dương: từ hướng nam biển Đỏ đến ít nhất là Durban, Nam Phi, Palau, Fiji, quẩn đảo Ryukyu,biển Arafura và Australia. Gần đây có báo cáo cho rằng chúng phân bố bờ biển Địa Trung Hải thuộc Israel.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 14- 16; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8. Những con nhỏ tương tự như loài E. tauvina và E. malabaricus, nhưng chúng có đốm màu cam, không có đốm màu lục giác trên các vây.
– Sinh học tổng quát: Loài này sống ở những đá ngầm duyên hải. Người ta thấy chúng trong những vùng nước lợ có đáy bùn và sỏi. Cá con thường sống những vùng nước nông và cửa sông , trên những đáy cát, bùn, sỏi, và giữa rừng đước.
Loài này chủ yếu ăn cá nhỏ, tôm, và cua. Chu kỳ đẻ trứng của chúng có giới hạn và chúng thường tập trung lại và để đẻ trứng một nơi nào đó. Trong giai đoạn đầu, trứng và ấu trùng có thể xuất hiện gần mặt nước ở biển khơi, theo một số quốc gia, người ta đã thí nghiệm và nhận xét thì loài này có tiềm năng nuôi nhân tạo rất khả quan.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại
9. Cá mú Epinephelus corallicoca (Valenciennes, 1828)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường:Coral grouper(cá mú san hô).
– Chiều dài tối đa: 49 cm (con đực /vô tính ).
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước lợ và nước mặn; phạm vi độ sâu: 30 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Sinh kế của người đánh bẳt cá.
– Phân bố: Phía Tây Thái Bình Dương: Thái Lan. Hồng Kông và từ Đài Loan đến Australia(miền tây Australia, phía bắc Territory, Queensland và New SouthWales ), từ phía đông quần đảo Solomon và Mariana, bao gồm Indonesia, Singapore, Philippines, Papua New Guinea và Palau;
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 15- 17; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8. Đầu dài và tẹt; chúng gần giống loài E. howlandi và E. macrospilos, nhưng có nhiều đốm cách khoảng hơn trên phân da lưng từ màu nâu đến màu xanh xám nhạt, đầu dẹt và dài hơn, có nhiều hàng vảy hơn hai bên thân
– Sinh học tổng quát: Chúng thường sống ở những dãy đá ngầm có nhiều bùn, đôi khi xuất hiện ở những của sông.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
10. Cá mú Epinephelus epistictus (Temminck & Schlegel, 1842)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường:Dotted grouper(cá mú nhiều chấm nhỏ).
– Chiều dài tối đa: 80 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 7 kg.
– Môi trường: Ở đáy; nước mặn; phạm vi độ sâu: 71 – 291 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại thứ yếu.
– Phân bố: Ấn Độ Dương – phía tây Thái Bình Dương: biển Đỏ, từ Kenya đến Nam Phi; Oman, bờ biển tây Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, (bao gồm quần đảo Ogasawara), Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Indonesia, Papua, New Guinea, biển Arafura và miển Bắc Australia.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 14- 15; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Loài này sống ở thềm lục địa trên phần đáy mềm, ngoài ra chúng còn sống ở vùng đáy có nhiều đá. Chưa có tài liệu nói về sinh học của loài cá này.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại
11. Cá mú Epinephelus erythrurus (Valenciennes, 1828)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường:Cloudy grouper(cá mú mây).
– Chiều dài tối đa: 45 cm (con đực /vô tính ).
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước lợ và nước mặn; phạm vi độ sâu: 10 -18 m.
– Khí hậu: Cận nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại thứ yếu.
– Phân bố: Ấn Độ Dương – phía tây Thái Bình Dương: Pakistan, Ấn Độ (bao gồm quần đảo Laccadive(Lakshadweep)), Sri Lanka trải dài qua quần đảo lớn hơn Đông Ấn và vịnh Thái Lan.
– Sinh học tổng quát: Loài cá này sống ở những vùng lầy lội hoặc đáy cát bùn. Chưa có tài liệu sinh học về loại cá này
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
12. Cá mú Epinephelus fasciatomaculusus (Peters, 1865)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Rock grouper(cá mú đá).
– Chiều dài tối đa: 30 cm (con đực /vô tính ).
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước mặn.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Phía tây Thái Bình Dương : từ miền Nam Nhật Bản đến Đài Loan, Trung Quốc (bao gồm Hainam), Hồng Kông,Việt Nam, Philippines, và Sarawak, Malaysia
– Sinh học tổng quát: Loài này sống ở những vùng cạn nhiều đá, ăn cá nhỏ, tôm phanđan, cua, giun và gastropods. Loài này làm thực phẩm rất ngon, có giá bán khá cao.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại
13. Cá mú Epinephelus faveatus (Valencienners, 1828)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Barred- chest grouper(cá mú ngực kẻ sọc).
– Chiều dài tối đa: 32 cm (con đực /vô tính ).
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước mặn; phạm vi độ sâu: 1 – 30 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Phía đông Ấn Độ Dương, miền Nam Ấn Độ, Sri Lanka và miền nam Indonesia. Tuy nhiên, có khả năng phân bố từ Pakistan đến Indonesia. Theo ghi chép chapos Archipelago, loài cá mú này có nguồn gốc từ loài cá mú Epinephelus macrospilos.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 16- 18; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Người ta tìm thấy loài này ở những vùng nước cạn trên dãi san hô hoặc phần đáy có nhiều đá. Đây là loài cá nhỏ. Ở Sri Lanka, loài này có buồng trứng phát triển rất tốt.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
14. Cá mú Epinephelus fuscoguttatus (Forsskal, 1755)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Brown – marbled grouper(cá mú vân cẩm thạch nâu).
– Chiều dài tối đa: 120 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 11 kg.
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước mặn; phạm vi độ sâu: 1 – 60 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: : Ấn Độ – Thái Bình Dương: biển Đỏ từ Đông Phi đến Samoa và quần đảo Phoenix, Nhật Bản, Australia. Không thấy vịnh Ba Tư, Hawaii và French Polynesia. Khó phân biệt loài này với loài Epinephelus polyphekadion (trong thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu còn gọi là loài Epinephelus microdon).
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 14- 15; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8. Cá con (
– Sinh học tổng quát: Loài này thường sống trong phá cao, eo biển những nơi có đá ngầm ngoài khơi, trong vùng san hô và có nước trong. Cá con sống trong những đệm cỏ dưới đáy biển. Nhìn chung, loài cá này ăn cua, và động vật chân đầu (thân mềm). Ở một số vùng thì loài này có chứa chất độc cigutera. Chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Ở Philippines, người ta nuôi cá này để thí nghiệm, còn ở Hồng Kông có một số chợ bán cá này.
– Mức độ nguy hiểm: Có chất độc cigutera ( theo Halstead, B.W., P.S. Auebach và D.R. Campell. 1990)
15. Cá mú Epinephelus irroratus (Forster, 1801)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường:Marquesan grouper(cá mú đảo Mackizơ).
– Chiều dài tối đa: 27,7 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 770 g.
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước mặn.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Thái Bình Dương: chỉ thấy quần đảo Marquesan và một xét nghiệm ở Minami Tosi Shima, quần dảo Macus, Nhật Bản (tuy nhiên, có thể những điều kiện trên chưa hoàn toàn đúng)
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 16 – 16; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Loài này xuất hiện nhiều vùng nước cạn, quanh những dải đá ngầm. Chưa thấy tài liệu nói về sinh học của loài cá mú này
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
16. Cá mú Epinephelus lanceotalus (Bloch, 1790)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Gaint grouper(cá mú khổng lồ).
– Chiều dài tối đa: 270 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 400 kg.
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước lợ và nước mặn; phạm vi độ sâu: 100 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Ấn Độ – Thái Bình Dương: từ biển Đỏ đến vịnh Algoa, Nam Phi, Hawaii; quần đảo Pitcairn, Nhật Bản và Australia. Hình như chúng không xuât hiện vịnh Batư.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 14 – 16; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8. Một số con có gai sống lưng lớn dần từ phía trước ra phía sau. Đây là loài lớn nhất trong các loài cá nhiều xương ở vùng đá ngầm san hô.
– Sinh học tổng quát: Loài này thường sống ở vùng nước nông. Người ta thấy chúng xuất hiện ở những cửa sông trong một số hang hoặc tàu thủy bị đắm. Có một số con dài hơn 1 m bị đánh bắt bờ biển hoặc bến cảng. Cá con thường ẩn mình trong dải đá ngầm hiếm khi người ta thấy được chúng.
Loài này ăn tôm hùm có nhiều gai, kể cả cá mập nhỏ, batoids rùa biển con và loài giáp xác. Ở những cửa sông thuộc Nam Phi thức ăn chính của loài này là cua bùn Scylla serrata. Theo một tài liệu chưa được kiểm chứng, loài này có thể tấn công, gây họa cho con người. Ở Hồng Kông một số chợ bán cá này. Những con lớn có thể có chất độc ciguatera.
– Mức độ nguy hiểm: Chưa xác định( theo Halstead, B.W., P.S. Auebach và D.R. Campell. 1990)
17. Cá mú Epinephelus latifasciatus (Temminck, 1842)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Striped grouper(cá mú vằn).
– Chiều dài tối đa: 137 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 58,6 kg.
– Môi trường: Ở đáy, nước mặn; phạm vi độ sâu: 20 – 230 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Ấn Độ Dương– phía tây Thái Bình Dương: biển Đỏ, vịnh BaTư, vinh Oman, Pakistan, Ấn Độ, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, miền nam Nhật Bản, Đài Loan và tây bắc Australia. Không thấy chúng ở phía đông châu Phi, những hòn đảo Ấn Độ Dương, Indonesia, Philippines, hay New Guinea
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 12 – 14; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Dường như loài này thích sống ở những khu vực lục địa hơn cả, nơi có phần đáy thấp. Người ta bắt phần lớn những con lớn ở những vùng có nhiều đá và cát to trong khi đó những con nhỏ lại sống ở nơi có đáy lầy và lội và nhiều bùn. Nhìn chung người ta sử dụng tàu thủy dài để đánh bắt loài cá này.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
18. Cá mú Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider , 1801)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Malabar grouper(cá mú Malabar).
– Chiều dài tối đa: 234 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 150 kg.
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước lợ và nước mặn; phạm vi độ sâu:0- 150 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Ấn Độ – Thái Bình Dương: biển Đỏ và Đông Phi đến Tongo, Nhật Bản, Australia. Không thấy chúng xuât hiện ở vịnh Ba Tư, nơi có một loài liên quan mật thiết với chúng là loài Epinephelus coioids.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 14- 16; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Đây là loài có môi trường sống đa dạng: bãi san hô, bãi đá ngầm, vực có dòng nước chảy, cửa sông, đầm lầy rừng nước và nơi có đáy cát hoặc bùn ở ven biển xuống độ sâu 150m. Người ta thấy cá con xuất hiện ven biển cửa sông; sự chuyển đổi giới tính cửa chúng có khả năng xảy ra.
Loài này ăn chủ yếu là cá và loài giáp xác, thỉnh thoảng chúng còn ăn cả động vật chân đầu(thân mềm). Ở Hồng Kông có một số chợ bán loại cá này. Chúng được nuôi phổ biến ở một số vùng Viễn Đông.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
19. Cá mú Epinephelus merra ( Bloch, 1793)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường:Honeycomb grouper(cá mú tổ ong).
– Chiều dài tối đa: 31 cm (con đực /vô tính ).
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước mặn; phạm vi độ sâu:0 – 50 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại nuôi trưng bày.
– Phân bố: Ấn Độ Dương– phía tây Thái Bình Dương: từ Nam Phi đến French Polynesia. Không thấy xuất hiện ở biển Đỏ, vịnh Ba Tư hay lục địa châu Á.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 15 – 17; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Loài này sống phổ biến ở phá nước nông và nơi có đá ngầm. Cá con núp trong bụi san ho Acropra. Thức ăn chủ yểu của loài cá này là cá và loài giáp xác. Ở Philippines người ta nuôi loài này thí nghiệm
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
20. Cá mú Epinephelus octofasciatus (Griffin, 1926)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Eightbar grouper(cá mú tám vạch ngang).
– Chiều dài tối đa: 130 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 80 kg.
– Môi trường: Ở đáy; nước mặn; phạm vi độ sâu: 150 – 300 m.
– Tầm quan trọng: Thương mại thứ yếu.
– Phân bố: Ấn Độ – phía tây Thái Bình Dương: Từ Somalia và Nam Phi đến Nhật Bản, Australia và New Zealand. Theo bản ghi chép, ngoại trừ Nhật Bản. Trung Quốc, Hàn Quốc, phần lớn loài này có thể có nguồn gốc từ loài cá mú Epinephelus septemfasciatus.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 14 – 15; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 9.
– Sinh học tổng quát: Có khả năng loài này xuất hiện ở những vùng đá ngầm. Người ta hiếm khi thấy chúng vì chúng sống ở nơi có nước khá sâu.
– Mức độ nguy hiểm: Có chất độc ciguatera(theo Brody, R.W..1972).
21. Cá mú Epinephelus poecilonotus (Temminck, 1842)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Dot-dash grouper(cá mú điểm chấm nhỏ).
– Chiều dài tối đa: 65 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 4 kg.
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước lợ và nước mặn; phạm vi độ sâu:45 – 375 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Phân bố: Ấn Độ – phía tây Thái Bình Dương: Từ bờ biển đông châu Phi đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Fiji. Không thấy chúng ở biển đỏ và vịnh Ba Tư
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 14- 15; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Loài này sống ở những vùng nước tương đối sâu
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
22. Cá mú Epinephelus polulepis (Randall & Heemstra, 1991)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Small scaled grouper(cá mú vây nhỏ).
– Chiều dài tối đa: 61 cm (con đực /vô tính )54,7 cm (con cái); cân nặng tối đa: 21 kg.
– Môi trường: Ở đáy; nước mặn; phạm vi độ sâu: 33 – 100 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Ấn Độ Dương – phía tây Thái Bình Dương: vịnh Aden, Ba Tư, Pakistan và bờ biển phía tây Ấn Độ. Người ta chỉ phát hiểna loài này trong thời gian gần đây, và hy vọng rằng nó còn phân bố nhiều nơi khác nữa.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 16 – 17; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Không thấy tài liệu nói về sinh học của loài cá mú này.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
23. Cá mú Epinephelus polyphekadion (Bleeker, 1849)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường:White grouper(cá mũ trắng).
– Chiều dài tối đa: 90 cm (con đực /vô tính ).
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước mặn; phạm vi độ sâu:1 – 46 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: từ biển Đỏ và bờ biển đông châu Phi đến French Polynesia. Ở phía tây Thái Bình Dương chúng phân bố trong phạm vi từ miền Nam Nhật Bản đến miền Nam Queensland và đảo Lord Howe.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 14 – 15; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Người ta thấy loài này xuất hiện ở những phá nhiều san hô và dải đá ngầm ngoài khơi; chúng bơi qua hang và những khe nứt. Song chúng tập trung nhiều nhất là ở quanh đảo, đặt biệt đảo san hô vòng (atolls).
Loài này ăn chủ yếu là loài giáp xác (cua) và cá, thỉnh thoảng chúng còn “xơi” cả động vật chân đầu và gastropods. Ở Hồng Kông một số chợ bán loài cá này.
– Mức độ nguy hiểm: Có chất độc ciguatera(theo Merys, R.F..1991).
24. Cá mú Epinephelus tukula Morgans, 1959
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường:Potato grouper(cá mú khoai tây).
– Chiều dài tối đa: 200 cm (con đực /vô tính; Ref. 2872), cân nặng tối đa: 110 kg.
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước mặn; phạm vi độ sâu:10 – 150 m.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Phân bố: Ấn Độ Dương – phía tây Thái Bình Dương: Từ biển Đỏ và Đông Phi đến miền Nam Nhật Bản và Qeensland, Australia. Ngoài ra chúng còn phân bố quần đảo Paracel. Không có tài liệu này ở Madagascar, Mauritius, Maldives, Laccadives, Sri Lanka, Indonesia và Philippines.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 14 – 15; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8. Toàn bộ cơ thể loài này có màu xám nâu tái với một số mảng màu nâu sậm đến màu đen; đầu có những đốm nâu sậm nhỏ hơn những vệt xòa ra từ mắt; những đốm đen trên vây. Con trưởng thành có kích cỡ lớn thường có màu gần như đen.
– Sinh học tổng quát: Người ta thấy chúng chủ yếu ở những eo biển có đá ngầm sâu dưới nước và những hòn núi từ đáy biển. Họ có thể thấy có cá con ở những vực có nhiều dòng nước chảy. Nhìn chung, những loài cà này ăn những con cá trên đá ngầm, cá đuối, cua và tôm hùm có gai. Chúng bảo vệ lãnh thổ rất quyết liệt, sẵn sàng gây hấn với những loài không mời mà đến. Ngoài ra chúng có thể làm tổn thương những loài câu cá, cắn cả tay của người thợ lặn thiếu kinh nghiệm. Ở Hồng Kông người ta có bán loại cá này.
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.
25. Cá mú Epinephelus akaara (Temminck & Schlegel, 1842)
– Họ: Serranidae.
– Họ phụ: Epinephelinae.
– Bộ: Percoformes.
– Lớp: Actinopterygii.
– Tên thông thường: Hồng Kông grouper(cá mú Hồng Kông ).
– Chiều dài tối đa: 53 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa: 2470 kg.
– Môi trường: Nơi có đá ngầm, nước mặn.
– Khí hậu: Nhiệt đới.
– Tầm quan trọng: Thương mại.
– Phân bố: Tây bắc Thái Bình Dương: miền Nam Trung Quốc, Hàn Quốc và miền Nam Nhật Bản.
– Hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 11-11; vây tia lưng: 15- 17; gai hậu môn: 3; vây tia hậu môn: 8.
– Sinh học tổng quát: Đây là loài cá làm thực phẩm có giá trị cao, người ta đánh bắt chúng ở những nơi có nhiều đá. Tại Hồng Kông có chợ bán loài cá này
– Mức độ nguy hiểm: Vô hại.