Moriarty (1996a, 1998) đã mở rộng định nghĩa này cho nuôi trồng thủy sản bao gồm việc đưa các loài vi khuẩn tự nhiên vào bể / ao nuôi động vật thủy sản.
Vi khuẩn có lợi (probiotic) cải thiện sức khỏe của tôm hoặc cá bằng cách kiểm soát các loài vi khuẩn gây bệnh và cải thiện chất lượng nước bằng cách thay đổi thành phần nhóm vi khuẩn trong nước và trầm tích (bùn) đáy ao.
Vi khuẩn có lợi (probiotic) đi vào đường ruột hoặc bám vào bề mặt ngoài của động vật hoặc trực tiếp từ nước hoặc qua việc bám dính đầu tiên vào thức ăn hoặc các mảnh vụn thức ăn khác đã ăn vào.
Do đó, chúng được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để làm chất xử lý chất lượng nước và đáy ao cũng như làm thức ăn bổ sung.
Khi chúng tôi bắt đầu sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic) trong các trại nuôi tôm thương phẩm thì các sản phẩm sẵn có đều dùng giống trọng yếu là vi khuẩn Bacillus ở định lượng thấp.
Trước khi sử dụng, người nuôi phải ủ chúng với một môi trường dinh dưỡng để sản sinh ra một lượng vi khuẩn đủ cao rồi mới đưa vào trong ao nuôi để có tác dụng tốt (Moriarty 1996, 1996 b, 1998).
Hiện nay chúng tôi có thể sản xuất các chủng vi khuẩn Bacillus thuần khiết với chi phí thấp và bán ra thị trường dưới dạng bột gồm hỗn hợp các bào tử có thời hạn sử dụng dài. Sử dụng các loại bột đơn giản hơn cho người nuôi.
Nhiều người nuôi tôm và cá thường nghĩ chế phẩm sinh học (men vi sinh, men tiêu hóa) là các loại thuốc như là thuốc kháng sinh. Họ mong đợi một tác dụng nhanh chóng và quyết định.
Họ bị nản lòng khi mà kết quả sử dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh, men tiêu hóa) không phải ngay tức thì và không có tác dụng mạnh.
“Sự thay đổi của một nhóm vi khuẩn cần có thời gian. Đó là một quá trình liên tục cần phải bổ sung các chủng vi khuẩn có lợi trong suốt vụ nuôi”.
Các loài vi khuẩn đưa vào sử dụng phải được lựa chọn theo các chức năng cụ thể, ở một mật độ quần thể đủ cao và trong các điều kiện môi trường thích hợp để có hiệu quả.
Tags: con tom, nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ao nuoi tom, che pham sinh hoc, vi khuan co loi, probiotic