– Dấu hiệu: tôm xuất hiện nhiều chấm đen trên các tấm mang. Trường hợp bệnh nặng có thể làm tôm chết nhiều. Do đó cần phát hiện sớm, để kịp thời khắc phục.
– Khắc phục: phải thay nước mới, bón vôi CaCO3 liều lượng 1-2kg/100m3.
2.Bệnh đốm nâu
– Biểu hiện: Cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và từ từ chuyển sang màu đen. Tôm bị bệnh sẽ bị ăn mòn các thành phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm. Tôm bị bệnh sẽ yếu, hoạt động chậm chạp, trường hợp nặng sẽ chết.
– Thời gian phát bệnh: bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu.
– Khắc phục: Tăng cường dinh dưỡng, xử lý môi trường nước, bổ sung thêm vitamin C. Không cho tôm ăn những loại thức ăn ôi thiu, bị mốc.
3.Bệnh đục cơ
– Dấu hiệu: Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn tôm giống (PL), quan sát thấy xuất hiện một số con có màu trắng đục trên thân, điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra, tôm bị bệnh bơi lội khó khăn, những con bị nặng sẽ chết.
– Nguyên nhân gây bệnh: bệnh xảy ra thường do các hiện tượng sốc của môi trường, như sự dao động của nhiệt độ, độ mặn. Tôm nuôi với mật độ cao cũng thường hay mắc bệnh này.
– Khắc phục: không nên sử dụng thuốc kháng sinh, chủ yếu là phòng ngừa bằng cách giảm tối đa các hiện tượng gây sốc. Dùng vôi CaCO3 liều lượng 1-2kg/100m3. Bổ sung thêm vitamin C liều lượng 2-3g/1kg thức ăn.
4.Bệnh đóng rong
– Biểu hiện: tôm bị đóng rong, tôm đực có đôi càng phát triển rất lớn.
– Nguyên nhân: bệnh thường do chất lượng nước không tốt và dinh dưỡng kém.
– Khắc phục: để khắc phục bệnh này, phải thay nước mới, tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng.
Tags: tom cang xanh, nuoi tom cang xanh, ky thuat nuoi tom cang xanh, nuoi tom cang xanh tren ruong, nuoi tom cang xanh trong ao, tom cang