Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây đậu đậu đũa

Đậu đũa có 3 giống: hạt trắng, nâu, đỏ trắng.

– Lượng hạt giống cho 1ha: 1,5-2 kg.

2. Thời vụ

– Đậu có thể trồng được quanh năm. Vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11, 12 dương lịch. Vụ Hè Thu gieo vào tháng 5, 6 dương lịch.

– Vụ trồng tháng 12, 1 dương lịch thường bị ruồi đục lá (sâu vẽ bùa) gây hại nặng, vụ tháng 7, 9 có sâu đục thân phát triển.

3. Cách gieo: Gieo 2 -3 hạt/ hốc. Sau khi gieo rãi một lớp đất mỏng phía trên, rãi Basudin 10H. Trước khi gieo nên dùng nước tưới đất trước còn sau khi gieo chỉ tưới nước ít để hạt nẫy mầm, tránh tưới quá nhiều, hạt hút nước nhanh làm rách vỏ hạt, hạt không mọc được.

4. Chuẩn bị đất:

– Có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là loại đất thịt pha cát, dễ thoát nước. Đất cần được phơi ải trước khi lên líp.

5. Khoảng cách trồng

– Líp rộng 1,2 m, cao 15 – 20 Cấp mới

– Hàng cách hàng 80 – 100 cm, hốc cách hốc 20 – 25 cm, gieo 20 hạt/hốc.

6. Bón phân (tính cho 1 ha)

– Bón lót: phân Better Hữu cơ sinh học HG 01: 1-2 tấn, Phân Better NPK 16-12-8-11+TE: 25kg

– Bón thúc:

* Lần 1 (12-15 ngày sau gieo): Better NPK 16-12-8-11+TE :75 kg

* Lần 2 (khi ra hoa rộ, bắt đầu có trái): Better NPK 12-12-17-9+TE: 100kg

Có thể dùng thêm phân bón lá Better KN03 hoặc Chế phẩm vi lượng tổng hơp Better, phun thêm từ 12-15 ngày sau gieo cho đến khi thu hoạch.

7. Phòng trừ sâu bệnh

– Đậu cô ve bị các loại sâu bệnh hại chính sau: dòi đục lá, sâu đục quả, dòi đục gốc, sâu đo xanh, bệnh đốm lá. Trong đó sâu đục quả là đối tượng khó phòng trị nhất.

Các biện pháp chăm sóc canh tác như bón phân cân đối, cắm chà, tưới nước đầy đủ giúp cho cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Có thể áp dụng các biện pháp che phủ bạt ny lông để hạn chế cỏ dại và dòi đục lá.

– Đối với dòi đục lá (sâu vẽ bùa): có thể dùng Ofunak, Scout, Sherpa, Gà Nòi, Sherzol, Sagosuper.

– Đối với bọ trĩ: dùng Oncol hoặc Cofidor, SK, Dragon, Fenbis, Pyrinex.

– Đối với sâu đục quả: Dùng các loại thuốc nhóm Pyrethroid như Cyper, umicidin, SecSaigon, Sherpa hoặc dùng chế phẩm BT như Delfin, Biocin… Lưu ý thường xuyên thăm đồng phát hiện và dùng thuốc khi sâu còn nhỏ.

– Đối với bệnh lỡ cổ rễ: dùng các loại thuốc như Validacin, Rovral.., Vanicide, Hexin, Luster.

– Đối với bệnh trên lá: có nhiều loại thuốc có thể trị được như Macozeb, Mexyl MZ, Dipomate, Thio-M.