Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ thuật trồng rau dền

+ Lá hình thoi hay hình ngọn giáo, thon hẹp ỏ gốc, nhọn tù.

+ Rau dền có hạt nhỏ, hạt có lốp vỏ sừng nên giữ được sức nẩy mầm rất lâu ngay cả trường hợp bị vùi sâu trong đất.

+ Cây Rau dền sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25 – 30°C, nếu có độ ẩm cao thì cây cho nhiều cành lá.

– Tác dụng của cây rau dền:

+ Rau dền có vị hơi ngọt, tính mát. Theo Đông y, rau dền có công hiệu thanh nhiệt, lợi thấp (làm mát, khử nhiệt), lương huyết chỉ huyết (mát máu, cầm máu), chỉ lỵ (chữa kiết).

+ Thường dùng chữa các chứng kiết lỵ trắng và đỏ, bí đại tiểu tiện, đau mắt đỏ, đau họng, chảy máu cam…

+ Rau dền chứa nhiều protein, lipid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Các protein chứa trong đó được cơ thể hấp thu triệt để. Chất bêta carotine trong rau dền cao hơn gấp 2 lần so với các loại cà, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp ích cho việc tăng cường thể chất, nâng cao sức miễn dịch của cơ thế nên được mệnh danh là rau trường thọ.

+ Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với rau bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần, là loại rau đứng đầu về hàm lượng các chất này trong các loại rau tươi. Điều quan trọng hơn là, trong rau dền không chứa acid oxalic; canxi và sắt trong rau dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thu, vì vậy rau dền có tác dụng thúc đẩy phát triển cơ thể cho trẻ, có giá trị dinh dưỡng cao, giúp xương gãy mau liền.

+ Rau dền luộc có công hiệu khai vị, trợ tiêu hóa, thích hợp dùng cho các chứng khẩu vị kém, bụng no đầy…

+ Rau dền nấu canh có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người đau mắt đỏ, sưng đau hầu họng do hỏa bốc lên. Món canh thanh nhạt tươi mát, thông đại tiểu tiện, là thức ăn lý tưởng cho người táo bón do nhiệt.

+ Rau dền xào có công hiệu bồi bổ, giúp tăng trưởng, rất thích hợp cho trẻ em.

+ Món cháo rau dền tía có công hiệu thanh nhiệt, chữa kiết lỵ, thích hợp dùng cho các chứng già yếu suy nhược, đại tiện không thông, bệnh lỵ cấp tính, viêm ruột cấp tính… Thường dùng giúp bổ ích tì vị, mạnh cơ thể.

+ Tuy nhiên, do rau dền có tính mát, nên không thích hợp dùng cho người thể chất lạnh; tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính (lâu ngày).

– Về giống: Có 2 loại giống để làm rau ăn như:

+ Dền trắng (còn gọi là lá dền xanh): Cây rau có thân, lá đều xanh; phiến lá hep, hình lá liễu (nên còn có tên là dền lá liễu).

+ Dền đỏ (còn gọi là dền tía): Cây rau có loại lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, có loại lá dài to; thân, cành, lá có màu huyết dụ.

Ngoài ra còn có rau dền cơm cũng là một loại cây thân thảo, phân nhiều nhánh từ gốc, thân có khía màu xanh nhạt; lá hình thoi hoặc hình trứng có cuống dài bằng phiến. Rau dền cơm cũng là món rau thông thường ở gia đình nông thôn, có thể dùng bằng cách luộc hoặc nấu canh.

– Thời vụ, làm đất, lượng giống:

+ Gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 7.

+ Vì hạt rau dền rất nhỏ nên cần làm đất thật kỹ (làm đất nhuyễn) tạo điều kiện cho hạt nẩy mầm đều, khi gieo nên trộn hạt với tro bếp để gieo cho đều.

+ Kích thước luống: 0,9 – 1,0m X chiều dài (tuỳ theo kích thước vườn).

+ Lượng hạt giống gieo ở vườn ươm từ 1,5 – 2g/m2.

+ Sau khi gieo khoảng 25 – 30 ngày thì nhổ cấy (cây cao 10 – 15cm), trồng với khoảng cách: 15 X 15cm hoặc 12 X 20cm.

– Phân bón:

+ Bón lót: Kết hợp làm đất và bón lót phân cho cây: 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng/1.000m2.

+ Sau khi cấy từ 5 – 7 ngày thì cây đã phục hồi nên bón thúc bằng phân urê pha thật loãng 4kg/1.000m2.

+ Tưới nước ngày 1 lần.

– Phòng trừ sâu bệnh:

+ Cây rau dền ít bị sâu bệnh, chủ yếu bị các loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu khoang. Có thể dùng Sherpa hoặc Sherzol để phun phòng trị.

+ Lưu ý: Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo đúng nguyên tắc và đảm bảo thời gian cách ly. Không được dùng các loại thuốc cấm, không sử dụng quá liều quy định.

– Thu hoạch:

+ Sau khi cấy ra vườn trồng 25 – 30 ngày thì tiến hành thu hoạch. Thường nhổ cả cây, ít khi hái tỉa. Trong trường hợp bà con nông dân muốn thu hoạch rau lúc cây còn non (cây cao 10 – 15cm) để sử dụng cũng được.