Nấm bào ngư khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, tận dụng lúc nhàn rổi và nguyên liệu sẵn có để trồng nấm tăng thêm thu nhập cho nông dân là rất tốt. Hiện tại giá nấm bào ngư khoảng 20000đ – 30000đ/kg.
Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quí giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng chống nhiều bệnh kể cả ung thư, ung bướu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
– Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Bã mía khô hay rơm được tạo ẩm bằng nước vôi có pH 13, trọng lượng đóng ủ > 300 kg giúp hạn chế một phần mầm bệnh.
– Bước 2: Ủ đống
Bã mía sau khi tạo ẩm, ủ thành đống, phía dưới phải lót kệ lót, chính giữa có một cột thông hơi và dùng nilong quây xung quanh đống ủ. Trong quá trình ủ, nhiệt độ đống ủ tăng cao (60o- 80oC), cũng góp phần diệt nhiều vi sinh vật có hại. Quá trình ủ cũng làm nguyên liệu hút ẩm đồng đều hơn, cũng tạo nhiều thuận lợi cho việc khử trùng. Thời gian ủ từ 5 – 10 ngày.
– Bước 3: Đảo đống ủ
Phương pháp đảo: Đảo lớp trong ra ngoài, lớp ngoài vào trong, lớp trêncùng đảo xuống dưới và lớp dưới đảo lên trên.
Ủ lại như ban đầu kéo dài 5 – 10 ngày.
– Bước 4: Bổ sung dinh dưỡng, đóng túi.
Sau khi ủ đủ thời gian, đảm bảo đống ủ sinh nhiệt, phối trộn chất dinhdưỡng: 2 % cám bắp, 3% cám gạo, 1% bột nhẹ (Có thể có hoặc không, nếu bổ sung thêm : N-P-K (15-30-15), Urê, DAP, SA liều lượng không quá 5%o, MgSO41 – 2%o).
Đóng túi: dùng túi 19 x 35 cm lộn đáy túi, trung bình mỗi túi nặng 1,2- 1,5 kg/túi. Nếu làm bằng rơm thì dùng túi 30 x40 cm.
– Bước 5: Hấp thanh trùng, cấy giống
Phương pháp khử trùng phổ biến hiện nay là dùng nhiệt ẩm (có hoặc khôngcó áp suất) và cần thiết bị tương ứng. Dù phương pháp nào cũng đều phải đảm bảo nhiệt độ và thời gian khử trùng thích hợp. Một vài nơi còn sử dụng thùng phuy, nắp đậy được làm bằng nhựa và bao bố ướt, nhiệt độ các nồi này thườngkhông cao, khoảng 85 – 90oC, do đó, phải kéo dài 5 – 6 giờ. Nhiều nơi khác, hệ thống nấu dùng chảo có vỏ bọc bằng tôn, sắt, xi măng … dạng hình khối hộp, cửa mở ra trước mặt. Nhiệt độ nồi thường không cao, khoảng 95o -100oC, thời gian hấp từ 3 – 4 giờ. (Đối với rơm thì không cần hấp).
Sau khi hấp xong, để nguội
Phương pháp cấy giống: Cấy bề mặt. Nếu làm bằng rơm thì cấy 4 lớp
Bước 6: Ươm sợi
Túi được cấy xong, chuyển vào phòng ươm, thời gian ươm kéo dài 20 – 30 ngày. Trong thời gian ươm sợi nên kiểm tra độ ẩm trong phòng, chỉ nên tưới nướcnền tạo ẩm.
Bước 7: Chăm sóc, thu hái
– Chọn những bịch có sợi tơ nấm mọc trắng đều bịch, sau đó tiến hành tháo nút bông phía trên miệng bịch phôi hoặc dùng dao lam rạch từ 3 – 4 đường dài khoảng 3 – 4cm trên bịch phôi, sau khi rạch bịch để ngày hôm sau mới phun tưới nước.
– Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm và nên tưới bằng bình phun sương hay vòi phun thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm. Bình quân 2 lần/ngày, nếu khô thì từ 3 – 4 lần/ngày.
– Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85-90%. Nhiệt độ thích hợp 25-32oC, nhiệt độ tối ưu 27-28oC.Ánh sáng khuyếch tán (có thể đọc sách được) đây là điều kiện thích hợp nhất đểtạo quả thể nấm phát triển.
2. Một số điểm lưu ý khi trồng nấm bào ngư
– Nhạy cảm với môi trường: Ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng,…. nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nguyên liệu cũng như không khí và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại ra sạch.
– Dịch bệnh gây hại nấm: Chủ yếu là mốc xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ. Đối với mốc xanh, có thể hạn chế bằng cách khử trùng tốt nguyên liệu hoặc nâng pH. Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phátsinh.
– Dị ứng do bào tử nấm bào ngư: Nếu hít phải có triệu chứng khó thở, có nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt. Khắc phục bằng cách đeo khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng, tưới ẩm cho nhà trồng.
*Chuẩn bị nhà nấm:
– Vật liệu: Làm nhà nấm bằng tre, lá , lưới, ny lon. Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm, xung quanh nhà trồng nấmcó thể bao lưới cước hoặc nylon để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt.
– Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, thoát nước và giữ đượcđộ ẩm. Các bịch phôi nấm có thể xếp đặt trên các bệ (bằng tre hay sắt) hoặctreo dưới các thanh ngang, mỗi hàng cách nhau 20 – 30cm, mỗi dây cách nhau 20 –25cm, mỗi dây có thể treo từ 6 – 10 bịch phôi. Tốt nhất bố trí dàn treo theo từng khối một, mỗi khối rộng từ 1,4 – 1,6m, chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khối chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.
– Trước khi đưa nấm vào nhà nuôi trồng ta cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột cứ 100gr vôi bột/1m2 rải đều xung quanh nền nhà nấm.
Sau khi nhà nấm chuẩn bị xong ta tiến hành đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.