Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ thuật trồng Mận An Phước – Phần 2

II. Sâu bệnh

1. Sâu rầy gây hại

a. Sâu ăn lá:

Là loài sâu ăn tạp, thường cắn phá đọt non làm bộ lá còi cọc xơ xác.

Dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý : Vifast 5ND, Desic 2,5 ND, Trebon 10ND …

b. Rầy mềm, rệp sáp, rệp dính:

Tấn công chồi non, cuốn lá cuốn trái, … làm cành lá quăn queo, bị muội hóng làm đen trái …. Có thể dùng Bassa 50ND, Supracide 40ND, Polytrin 10ND…

c. Sâu đục thân, đục cành:

Ấu trùng đục vào cành, thân làm cho cành bị khô có thể bị gảy ngang. Đầu tiên chúng khoét những đường hang ngoằn – nghèo, hay đụt sâu vào thân cây, cây suy kiệt dần rồi chết.

Có thể dùng Vibasu 10H, Vicarp 10H, Regent… để bón định kỳ xung quanh gốc, hay sử dụng các loại thuốc có tính lưu dẫn để xịt phòng cho cây như:

Basudin 50EC, BiAn 40EC, … (Lưu ý thời gian cách ly).

d. Sâu đục trái:

Chúng đục sâu vào bên trong trái, đùn phân ra ngoài làm giảm phẩm chất trái. Dùng các loại thuốc sâu có độc tính thấp để phun phòng ngừa như: Polytrin P440 ND, Vertmec 1,8 ND,…

e. Ruồi đục trái:

Gây hại trên trái ở giai đoạn trái gần chín. Ruồi đẻ nhiều trứng vào trái, trứng nở ra giòi, đụt khoét thành hang làm như hư thối.

Vào mùa mưa trái thường bị hư hại rất nặng nề.

Dùng chất dẫn dụ sinh học Vizubon – D để bẩy ruồi đực, làm giảm khả năng sinh sản của ruồi cái. Với cách diệt ruồi đụt trái này sẽ không gây ô nhiễm môi trường, giúp tăng chất lượng của cây trái.

2. Bệnh

Trên mận, bệnh gây hại không quan trọng lắm. Trong canh tác chỉ lưu ý phòng bệnh vào giai đoạn sau khi đậu trái, có thể sử dụng: Ridomyl MZ 72 BHN, Tilt 250 ND, Score 250 ND… liều dùng theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.