Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Măng Cụt

I. GIỚI THIỆU

Măng cụt thuộc cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở Thái Lan, Mã lai, Phi luật tân, Indonêsia và Việt nam. Măng cụt là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng và dược xem như là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Giá bán tại Nhật lên đến 3USD/ trái

(trọng lượng > 80g), còn ở Thái lan 2USD/ Kg. Ở Thái lan năm 1990 đã xuất khẩu được 1.482 tấn trái thì đếùn 1993 Thái xuất khẩu dến 2.652 tấn, diện tích trồng măng cụt ở Thái năm 1994 là 34.127 ha. Tuy vậy sản xuất trái đúng tiêu chuẩn mới là quan trọng, nghĩa là trái phải có trọng lượng

> 80g vỏ trái đẹp và trái không bị sượng cứng. Hiện nay măng cụt ở Việt nam chỉ cho trái khi cây trồng 8-10 tuổi hay lâu hơn nữa tuỳ vào phương pháp chăm sóc. sau đây là quy trình trồng và chăm sóc cây măng cụt nhằm mục đích cây cho trái vào lúc đạt 4-5 tuổi đối với cây ghép, 5-6 năm tuổi đối với cây trồng từ hạt ( cây con 2 năm tuổi trong vườn ươm) và nhiều trái có trọng lượng trên 80g để có thể xuất khẩu.

II. YÊU CẦU SINH THÁI:

1. Lượng mưa:

Cây măng cụt không thể sinh trưởng phát triển tốt ở vùng không quá khô hay quá ẩm. Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải là

1270mm/ năm.

2. Nhiệt độ- ẩm độ:

Nhiệt độ thích hợp cho cây măng cụt phát triển ở vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%

3. Che bóng:

Trong những năm đầu trồng ra ruộng sản xuất cây măng cụt cần phải được che bóng để giảm bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây. Nếu không ánh sáng mặt trời có thể làm hư hại đỉnh sinh trưởng cây chậm phát triển.

III. GIỐNG BÀ NHÂN GIỐNG:

1. Giống trồng:

Do măng cụt là loại cây ăn quả không cần có sự thụ phấn để đậu trái, hạtï phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ (Trừ các trường hợp đột biến có thể xảy ra). Cây măng cụt Việt nam và Thái lan chỉ có 01 giống, do đó nhà vườn nên mua giống của Việt nam để ít tốn kém

2. Nhân giống

a. Trồng bằng hạt: Chọn hạt to ( trọng lượng hạt > 1g) và ươm

hạt trong môi trường tro trấu hoặc muội sơ dừa. Khi cây con đạt 4-5 tháng tuổi mới chuyển sang bầu, đến khi cây được 01 tuổi lại chuyển sang bầu to hơn, lúc nầy bầu phải có kích thước 25cm x 45 cm để rể măng cụt phát triển thuận lợi trong năm thứ hai. Cả hai giai đoạn nầy cần chọn vật liệu thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng làm bầu cho cây, có thể dùng hổn hợp như sơ dừa: phân chuồng: đất=3:1:1, tưới nước đều đặn và che mát cho cây.Cần tưới nhẹ phân 02 tháng/ lần theo công thức N:P:K = 15:15:15, kết hợp thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh nấm giúp cây phát triển tốt.

* Cách pha trộn phân để đạt tỷ lệ N:P:K = 15:15:15

+ Urea ( 46% N) : 3,2 kg.

+ Super lân ( 16,5% P2O5) : 9 kg.

+ Ka li ( 50% K 2 O ) : 3 kg.

Và theo tỷ lệ nầy mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết.

b. Ghép ngọn: Chọn cây 2 năm tuổi để làm gốc ghép và chọn

cành tương xứng với gốc ghép ở những cây đã cho trái để làm cành ghép ( cành ghép có 3-4 cặp lá), ghép theo kiểu nêm rồi dùng bao nilon bọc kín cành ghép và nơi ghép. Sau khi ghép xong cần giử trong nhà có che bóng và chăm sóc như trường hợp cây ươm hạt, sau 2-3 tháng mới đưa ra ruộng sản xuất. Trồng bằng cây ghép cây sẽ cho trái khi đạt 5-6 tuổi tuỳ vào cách thức chăm sóc.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ở Mã lai cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn cây trồng hạt.

Tóm lại, cây măng cụt trồng bằng hạt tốt hơn cây ghép.

IV. THIẾT KẾ VƯỜN:

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long và những nơi có điều kiện tương tự : Đào mương lên liếp. Cần có hệ thống mương liếp thông nhau để thuận tiện trong việc di chuyển trên vườn cũng như cung cấp và thoát nước kịp thời cho vườn cây khi cần thiết.Có thể mương ,liếp có kích thướt như sau:

. Mương rộng 2m.

. Liếp rộng 5m.

Đấp đê bao: Cần có hệ thống đê bao cho từng vườn hay đê bao cho từng khu vực có điều kiện tương tự nhau, để chủ động nước cho vườn cây.

Vùng có địa hình cao như miền Đông Nam Bộ và những nơi có điều kiện tương tự : Cần thiết kế hệ thống rảnh thông nhau để tiêu thoát nước kịp thời khi có mưa bảo, nhằm tránh hiện tượng ngập úng cục bộ.

V. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Nơi trồng:

Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.

Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.

• Khoảng cách trồng

Nên trồng măng cụt với khoảng cách 6-7m/ cây theo kiểu hình vuông. Mặc dù trồng dày nhưng tán cây không được giáp nhau, do đó phải tỉa cành tạo tán sớm và thường xuyên cho cây sau mỗi vụ thu hoạch.

• Chuẩn bị hố trồng

Hố được đào với kích thước 0,6m x 0,6m x 0,6m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 200g phân N- P- K/ gốc.

• Đặt cây con

Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản xuất (cây 2 năm tuổi có khoảng 12-13 cặp lávà 01 cặp cành cấp 1). Đặt cây vào hố lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giử cây khỏi đổ ngã, tưới nước và che bóng cho cây ngay sau khi trồng.

2. Che bóng

Măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt trong 2 năm đầu. việc che bóng cho cây con là điều cần thiết ( giảm bớt 50-60% ánh sáng), trong giai đoạn cây con phải dùng mái che, khi trồng cũng nên che mát cho cây bằng vật liệu ( có thể dùng lưới che sáng hoặc dùng tre đan có khoản trống để cho ánh sáng di qua khoảng 50%) hay trồng chuối ở 4 hướng cách gốc măng cụt ít nhất 1m đến cuối năm thứ hai (trồng chuối ở 4 hướng và không nên trồng cây chuối sứ vì cây có bộ rễ phát triển mạnh và phân huỷ chậm khi đã bị cắt rời khỏi cây).

3. Bón phân

a. Giai đoạn cây con:

Mỗi năm nên bón 5-10 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây và phân vô cơ theo công thức N:P:K = 15:15:15 ở giai đoạn cây chưa cho trái như sau:

Tuổi cây 1, bón 0,5kg, bón từ 2-4 lầnTuổi cây 2, bón 1kg, bón từ 2-4 lần
Tuổi cây 3, bón 1,5kg, bón từ 2-4 lầnTuổi cây 4, bón 2kg, bón từ 2-4 lần

• Ghi chú: Hổn hợp phân theo công thức N:P:K = 15:15:15.

b. Giai đoạn cây cho trái ổn định :

Đối với cây có đường kính tán 6- 8 m phân bón được áp dụng cho mỗi cây như sau:

+ Phân vô cơ bón làm 03 lần mỗi lần 3-4 kg .

+ Phân hữu cơ 20-30 kg

Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tỉa cành tạo tán và bón phân theo công thức:N:P:K = 20:20:10 kết hợp với 20- 30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây.

Cách pha trộn để đạt đúng với công thức N:P:K = 20: 20: 10.

. Phân ure 46%N 4,3 kg

. Phân Super lân (16,5% P2O5 12,1 kg

. Phân Kali (50% K2O 2,0 kg

và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.

Lần 2: trước khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N: P: K= 8: 24: 24.

Cách pha trộn phân để đạt đúng với công thức N: P: K= 8: 24: 24.

. Phân ure 46%N 1,7 kg

. Phân Super lân (16,5% P2O5 14,5 kg

. Phân Kali (50% K2O 4,8 kg

và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.

Lưu ý: trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa.

Lần 3: Bón lúc cây đậu trái xong (đường kính trái 2 cm) phân vô cơ theo công thức N: P:P: K= 13: 13: 21.

Cách pha trộn phân để đạt đúng với công thức N: P: K= 13: 13: 21.

. Phân ure 46%N 2,8 kg

. Phân Super lân (16,5% P2O5 7,8 kg

. Phân Kali (50% K2O 4,6 kg

và cứ theo tỷ lệ này mà pha trộn đến khi đủ lượng cần thiết để bón cho vườn cây.

Ngoài ra còn có thể sử dụng phân bón lá có tỷ lệ N: P: K= 20: 20: 20. Phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 7 sau khi đậu trái.

Tóm lại, Liều lượng phân bón cho mỗi cây là tuỳ thuộc vào đường kính tán tình trạng sức khoẻ của cây. Đối với cây có đường kính tán 6-8m đang phát triển bình thường thì có thể bón phân vô cơ 3-4 kg/ cây/ lần,

tức 9-12 kg phân vô cơ và 20-30 kg phân hữûu cơ / cây/ năm.

4. Tưới nước:

Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái vì sau khi trổ (tháng 12 dương lịch) là thời kỳ không mưa. Nếu thiếu nước ở:

• Giai đoạn cây con thì cây chậm lớn.

– Giai đoạn cây đang mang trái thì trái nhỏ và giảm phẩm chất trái.

Do đó, cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là ở giai đoạn sau khi trổ hoa, trái.

5. Tỉa cành tạo tán, cột cành:

Cần cắt bỏ những cành bên trong tán , cành mọc đan chéo nhau, Mục đích tỉa cành lá là tạo sự thông thoáng cho cây để ánh sáng đến được tatá cả các lá giúp quang hợp tốt và hạn chế được sự phát triển của rong rêu hại cây.

Khi cây còn nhỏ cần tỉa bỏ cành mọc dày đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau … để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối sau nầy.

Khi cây đã cho trái vào mỗi cuối vụ trái cần tỉa bỏ cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu bên trong tán cây. Đặc biệt phải tỉa ngắn lại những cành ở mặt ngoài tán nhằm không cho tán cây giao nhau đồng thời kích thích cây ra đọt nhanh và nhiều hơn, công tác tỉa cành phải tiến hành ngay sau đợt bón phân lần 1 và công tác tỉa cành phải thực hiện xong trong một tuần sau khi bón phân. Dụng cụ tỉa ở giai đoạn nầy là loại kéo để cắt cành trên cao.

Ở cây có cành phát triển tốt hoặc cành chạm đất, cần thiết phải dùng dây kéo cành lên trên, nhánh măng cụt dòn dể gẩy nên cần dùng dây ni lông chắc để kéo cành nhằm tránh gẩy nhánh và chạm đất ( một đầu dây cột vào cành và đầu còn lại cột vào thân chính.

6- Xử lý ra hoa sớm:

Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngoài trọng lượng lớn hơn 80 g, màu sắc phải tươi láng. Muốn vậy cần thiết phải thu hoạch đại bộ phận trái trước mùa mưa để trái không bị chảy nhựa ra ngoài vỏ cũng như vào trong cơm trái, nghĩa là phải làm cho cây măng cụt ra lá non từ tháng 8-9 dl để cây trổ hoa vào tháng 11-12 dl.

Để vườn có trái sớm như mong muốn, sau khi thu hoạch xong cần bón phân, tỉa cành tạo tán sớm cho cây để giúp cây ra lá non sớm hơn (tháng 8-9 dl). Trường hợp cây không ra lá non sau khi bón phân thì có thể phun urea để kích thích cây ra lá non với liều lượng 100-200 g/20 lít. Khi đọt non đạt 9-10 tuần tuổi tiến hành tạo khô hạn cho cây trong khoản 3-4 tuần. Khi lá non có biểu hiện héo, hoặc đọt non bị móp lại thì tiến hành tưới thật đẫm 1-2 lần để kích thích cây ra hoa. Nếu cây chưa ra hoa thì tiến hành tạo khô hạn và tưới nước trở lại.

VI. THU HOẠCH, BẢO QUẢN:

Hái trái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và tránh sự va chạm mạnh trên trái nhằm giảm đến mức thấp nhất sự xây xát. Nên dùng dụng cụ có túi vải để hái trái, tránh để trái rơi tự do trên mặt đất làm xay xát vỏ trái…

Bảo quản trái ở 130C chứa trái tròn túi plastic có đục lổ sẽ giử trái được 28 ngày.

Bảo quản ở 20 C giử được 21 ngày, nhưng nếu chứa trong túi plastic kín giử được 49 ngày.

Nếu trồng măng cụt được nhiều trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thu hoạch sớm mỗi cây chỉ cần đạt 80Kg trái thì cây măng cụt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn.