Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn) – Phần 5

6. SÂU HẠI SA-PÔ

6.1. Sâu đục trái

* Tác hại :

Sâu thường tấn công vào vị trí tiếp giáp nhau giữa các trái trong chùm, lỗ đục có phân đùn ra ngoài.

Sâu có thể tấn công vào giai đoạn trái còn rất nhỏ đến khi trái lớn, sâu ăn phá phần thịt trái làm trái rụng hoặc giảm phẩm chất.

Sâu gây hại rất nặng trên các giống Sa-Pô có đặc điểm mang trái thành từng chùm.

* Phòng trị:

– Dọn vệ sinh và thu hái những trái bị sâu gây hại nặng đem tiêu hủy.

– Phun thuốc định kỳ 10-15 ngày/lần lúc trái đậu bằng các loại thuốc như Karate, Fastac liều lượng 10cc/bình 8 lít.Sumiα, Polytrin 10-15cc/bình 8 lít, Hopsan 15-20cc/bình 8 lít.

6.2. Sâu đục thân: (cerambycidae)

* Tác hại :

Sâu ăn phá phần gỗ bên trong thân, cành làm nghẽn mạch dẫn dinh dưỡng, nước do đó phần phía trên đường đục cành lá bị khô héo, cành dể gãy khi gặp gió làm thất thu năng suất.

Sâu đục đến đâu quan sát thấy mạc gỗ rơi dưới đất.

* Phòng trị:

– Nên quét dọn rác,cỏ xung quanh tán cây sạch sẽ để dễ phát hiện dấu hiệu mạc gỗ khi sâu mới đục, dùng dây chì xoi lỗ móc sâu ra.

– Nếu sâu đã to đường hầm sâu, dùng gòn tẩm các laọi thuốc lưu dẫn như Regent, Basudin nhét vào lỗ đục sau đó tưới nước để thuốc thấm vào trong hoặc dùng các loại thuốc xông hơi như Carbon bisulphide.

6.3.Sâu ăn bong (Gelecchiidae)

* Tác hại:

Sâu đục vào giữa bông, ăn phá làm rỗng bên trong bông,sâu ăn phá rất mạnh có thể ăn tất cả các bông trên cành, làm bông khô cứng rụng, sau đó tơ sâu kết các hoa khô lại, khi quan sát thấy hoa đã bị khô rụng nhưng vẫn còn dính nhau trên chùm hoa.

* Phòng trị:

Khi cây ra hoa có thể phun thuốc như phòng trị sâu đục trái khi phát hiện hoa có dấu hiệu bị sâu tấn công.

Khi phun tránh thời điểm hoa nở và thụ phấn (thường 8-10 giờ sáng), có thể phun các loại thuốc như Cymbus, Karate, fantac 10cc/bình 8 lít, Polytrin 8-15 cc/bình 8 lít, hopsan, Fenbis 15-20 cc/bình 8 lít.

6.4. Rệp sáp:(pseudoccidae spp)

* Tác hại:

Rệp sáp thường gây hại và phát triển ở phần cuống trái sapô và kèm theo nấm bồ hóng làm trái bị đen, sượng và giảm phẩm chất.

* Phòng trị:

– Nên xử lý đất bằng Basudin để diệt kiến (sống cộng sinh, giúp rệp sáp lây lan, ẩn nấp).

– Nên phun nước bằng máy, bằng vòi phun mạnh lên lá ,trái vào mùa nắng trước khi phun thuốc để làm trôi bớt lớp sáp trên thân rệp thuốc dể tiếp xúc.

– Có thể sử dụng Bassa, Applaud, supracide 20 cc/bình 8 lít, pyrinex 10-15 cc/bình 8 lít, Lannate 20g/bình 8 lít, fenbis 15-20 cc/bình 8 lít, Voltage 15-20 cc/bình 8 lít.

6.5. Ruồi đục trái: (Dacus dorsalis)

* Tác hại:

Ruồi thường gây hại sapô khi trái đã phát triển và sắp thu hoạch, giòi ăn phá bên trong làm trái bị thối, rụng.

*Phòng trị:

– Dùng pheromone(vizubon) đặt bẫy dẫn dụ diệt ruồi đực, sử dụng 1cc/bẫy.

– Phun các sản phẩm protein thủy phân pha trộn thuốc sát trùng không mùi (như furadan) để diệt ruồi cái.

– Dọn vệ sinh vườn và xử lý đất bằng Basudin để diệt nhộng.